Giải thích ý nghĩa: Thành ngữ Há miệng mắc quai là gì?

3 Tháng Năm, 2023 106 Tuyentb

Há miệng mắc quai là gì? Đây là một câu thành ngữ phê phán hành vi né tránh, không dám nói ra khuyết điểm của người khác vì sợ ảnh hưởng đến lợi ích của mình. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của câu nói này, mời bạn đọc cùng sieusach.info tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Thành ngữ há miệng mắc quai là gì?

Những câu thành ngữ hay tục ngữ Việt Nam được cha ông ta sáng tạo và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, chúng thường mang 2 tầng nghĩa, đó là nghĩa gốc (nghĩa đen) và nghĩa bóng (nghĩa chuyển). Và câu thành ngữ Há miệng mắc quai cũng không ngoại lệ.

Thành ngữ Há miệng mắc quai nghĩa là gì?

Thành ngữ Há miệng mắc quai nghĩa là gì?

Nghĩa đen

Có khá nhiều cách lý giải về nguồn gốc và xuất xứ của câu nói này. Một số ý kiến cho rằng, “quai” có nghĩa là quai nón hoặc quai mũ; được dùng để giữ mũ khỏi bay khi di chuyển. Khi đội mũ trên đầu, phần quai thít chặt dưới cằm khiến việc nói năng trở nên khó khăn hơn.

“Quai” được hiểu là quai mũ, quai nón

“Quai” được hiểu là quai mũ, quai nón

Một số người lại cho rằng, “quai” có nghĩa là quai giỏ, quai gùi,… được dùng để đeo trên lưng. Mặt trên của gùi thường có tấm phên để che miệng gùi. Nếu mở không cẩn thận, tấm phên này rất dễ vướng vào quai đeo, thành một mớ tơ vòng hơi khó tháo rời.

Bên cạnh đó, cũng có một cách giải thích khá thú vị liên quan đến Há miệng mắc quai. Đó là việc người ta thường đeo quai thiếc hoặc hàm thích vào hàm ngựa để cố định dây cương và giúp người cưỡi có thể điều khiển ngựa chạy theo đúng ý muốn. Khi hành quân trong đêm, người ta sẽ siết hàm thiếc thật chặt để ngựa khỏi hí làm lộ bí mật quân sự.

Ngoài ra, một số ý kiến khác lại cho rằng Há miệng mắc quai liên quan đến chuyện ăn uống của con người. Theo đó, “quai” có nghĩa là quai hàm, xương điều khiển hoạt động nói năng hay ăn uống của con người; còn “miệng” là cơ quan để nói và thực hiện việc ăn uống. Câu nói này muốn nói rằng việc ăn nói cần có sự phối hợp nhịp nhàng của quai hàm; nếu vừa ăn vừa nói chuyện thì thức ăn sẽ mắc vào quai hàm, khiến người nghe không hiểu. Bởi vậy khi ăn uống, ta không nên nói chuyện; hoặc nếu muốn nói trong bữa ăn thì nên nhai và nuốt thật kỹ rồi mới lên tiếng.

Há miệng mắc quai ám chỉ việc nói chuyện khi đang nhai thức ăn sẽ rất khó nghe và bất lịch sự

Há miệng mắc quai ám chỉ việc nói chuyện khi đang nhai thức ăn sẽ rất khó nghe và bất lịch sự

Nghĩa bóng

Nghĩa đen Há miệng mắc quai là gì đã được mình giải thích chi tiết ở trên. Vậy khi hiểu theo nghĩa bóng, câu thành ngữ này đang ám chỉ điều gì?

Từ ý nghĩa chỉ hoạt động ăn uống của con người, Há miệng mắc quai được mở rộng để phê phán hành động ăn đút lót, hối lộ. Tức là khi đã ăn hối lộ của người khác thì không thể nói xấu người ta được. Ví dụ, một vị quan tòa trót nhận tiền hối lệ của đương sự thì không dám phê phán nặng nề hay trừng trị thẳng tay.

 Ngoài ra, Há miệng mắc quai còn được dùng để phê phán những người không dám lên tiếng về khuyết điểm hay hành động sai trái của người khác. Nguyên nhân là bởi họ sợ ảnh hưởng đến quyền lợi hoặc đụng chạm đến chính mình. Trong trường hợp này, “quai” được hiểu là sự níu giữ, không dám nói sự thật về ai đó.

Phê phán hành vi ăn đút lót, hối lộ của con người

Phê phán hành vi ăn đút lót, hối lộ của con người

Tác hại của Há miệng mắc quai là gì?

Há miệng mắc quai – một câu thành ngữ đơn giản nhưng có sức nặng ghê gớm. Chúng có thể trói buộc công bằng và chân lý ở đời; khiến con người bị sức mạnh của đồng tiền và các giá trị vật chất chi phối, đánh mất chính mình.

Há miệng mắc quai có thể làm tha hóa nhân cách con người; khiến cho ta không còn tin vào pháp luật hay điều công lý. Khi đó, sẽ không có sự tin tưởng giữa người với người. Họ chỉ biết sống cho chính mình, làm cái gì cũng chỉ nghĩ cho lợi ích cá nhân, không có tình yêu thương đồng loại. Từ đó, xây dựng nên một xã hội kém văn minh và ngày càng tụt lùi.

Bài học rút ra từ thành ngữ Há miệng mắc quai là gì?

Há miệng mắc quai để lại cho chúng ta nhiều bài học giá trị trong cuộc sống. Nhất là trong xã hội mà sức mạnh đồng tiền có thể tác động và chi phối đến hành động, đạo đức của một số cá nhân.

Hãy sống thẳng thắn và chân thật

Há miệng mắc quai là một lời cảnh tỉnh sâu sắc, khuyên chúng ta hãy sống thẳng thắn, chân thật và đừng sống giả dối. Trong cuộc sống, việc mắc sai lầm là điều không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, sẽ đáng trân trọng hơn nếu chúng ta dám đối diện với sai lầm của bản thân. Điều này sẽ giúp ta khắc phục điểm yếu để hoàn thiện bản thân tốt hơn.

Nếu thấy người khác mắc sai lầm, đừng ngần ngại mà hãy đứng lên giúp họ hiểu được cái sai của mình dù bạn cũng đang mắc khuyết điểm tương tự. Đây chính là bản lĩnh con người và cũng là cơ hội để bạn thay đổi bản thân theo hướng tích cực hơn.

Hãy luôn sống thẳng thắn và ngay thật

Hãy luôn sống thẳng thắn và ngay thật

Đừng để đồng tiền chi phối

Tiền bạc giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, đừng vì tiền mà bất chấp tất cả để làm việc trái với đạo đức hay làm hại người khác. Bởi luật nhân quả không bỏ sót bất kỳ ai. Khi làm những việc sai trái, ta sẽ phải hứng chịu những hậu quả rất đắt, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng và con cháu đời sau.

Há miệng mắc quai tiếng Trung, tiếng Anh là gì?

Há miệng mắc quai tiếng Anh là Put your foot in your mouth; còn trong tiếng Trung thì được viết là “有口难分”.

Trên đây là bài viết giải thích ý nghĩa há miệng mắc quai là gì, hy vọng sẽ thật hữu ích với bạn đọc. Qua câu thành ngữ này, chúng tôi cũng muốn nhắn nhủ đến bạn đọc là hãy luôn sống thật thẳng thắn, sẵn sàng chiến đấu với những điều sai trái để xây dựng một cuộc sống tiến bộ, văn minh hơn.

Bài viết liên quan