Giải thích ý nghĩa câu kính lão đắc thọ là gì? Thể hiện điều gì?

27 Tháng Sáu, 2023 106 Tuyentb

Từ nhỏ, chúng ta đã được ông bà, cha mẹ dạy phải kính trên nhường dưới thông qua câu tục ngữ kính lão đắc thọ. Vậy các bạn đã hiểu rõ nghĩa kính lão đắc thọ là gì chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết thông qua những thông tin trong bài viết này nhé.

Kính lão đắc thọ là gì?

Để các bạn hiểu rõ nghĩa kính lão đắc thọ là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa của từng cụm từ trước:

  • Kính lão: Là sự kính mến, tôn trọng những người già và người lớn tuổi hơn. Nó được thể hiện rõ nhất thông qua hành động và lời nói hằng ngày.
  • Đắc thọ: Là sống lâu, sống khỏe.

Như vậy, câu tục ngữ kính lão đắc thọ có ý nghĩa là kính trọng người già thì ắt sẽ sống lâu. Ngoài ra, câu tục ngữ này còn khuyên bảo chúng ta cần phải tiếp thu những bài học, kinh nghiệm quý giá từ những thế hệ trước.

Cha mẹ, ông bà,… là những người đã sinh thành, nuôi nấng và dạy dỗ chúng ta nên người. Vì vậy, “kính lão đắc thọ” cũng được xem là kim chỉ nam để mỗi người có thể tự nhắc nhở bản thân sống đúng với bổn phận, giữ trọn đạo hiếu.

Kính lão đắc thọ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay

Kính lão đắc thọ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay

Ngoài xã hội, câu tục ngữ “kính lão đắc thọ” khuyên chúng ta nên có thái độ cư xử đúng mực đối với những người lớn tuổi hơn mình. Điều này được thể hiện rõ nhất qua lời nói hay từng cử chỉ, việc làm.

Tóm lại, “kính lão đắc thọ” khuyên răn chúng ta sống phải biết trước sau, yêu quý và tôn trọng các thế hệ đi trước. Lối sống này giúp bản thân mỗi người tích góp được thêm những giá trị, kinh nghiệm tốt.

Đồng thời, nó còn giúp thắt chặt mối quan hệ giữa người với người, giúp cho tình cảm càng thêm gắn bó hơn.

  • Kính lão đắc thọ tiếng Anh là cụm từ “seniores priores”.
  • Kính lão đắc thọ tiếng Trung là 敬老得寿 (jìng lǎo dé shòu) hoặc 敬老得老 (jìng lǎo dé lǎo).

Lời khuyên từ câu tục ngữ “Kính lão đắc thọ”

Sau khi tìm hiểu rõ kính lão đắc thọ là gì ở bên trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về kính lão đắc thọ trong cuộc sống ngày nay ở dưới đây.

Các bé đã được dạy bảo lễ phép với người lớn tuổi rồi

Các bé đã được dạy bảo lễ phép với người lớn tuổi rồi

Ý nghĩa câu tục ngữ “kính lão đắc thọ” không chỉ dừng lại ở việc kính trọng những người lớn tuổi. Nó còn khuyên các thế hệ ngày nay cần phải tích cực học hỏi những điều hay, lẽ phải và kinh nghiệm từ những người đi trước. Đi kèm với đó là thái độ biết ơn, trân quý những giá trị tốt đẹp mà các thế hệ trước đã giữ gìn và truyền lại.

Những hành động, lời nói để thể hiện sự “kính lão” cũng không hề khó, chẳng hạn như là:

  • Lễ phép chào hỏi khi bắt gặp người lớn nào ở nhà hay ngoài đường.
  • Sử dụng “kính ngữ” trong câu như “dạ”, “vâng” để đáp lại lời của người lớn.
  • Phải biết cảm ơn khi đón nhận những gì mà người lớn trao cho mình.
  • Chủ động học hỏi những bài học và kinh nghiệm từ người lớn tuổi hơn.
  • Góp phần giữ gìn nếp sống văn hóa, truyền thống mà các thế hệ trước đã xây dựng.

Chỉ từ những lời nói, việc làm bình thường như vậy thôi cũng thể hiện được tấm lòng quý mến của chúng ta với những người lớn tuổi. Điều đó không chỉ bày tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn mà còn giúp cho bản thân mỗi người ngày càng phát triển và hoàn thiện nhân cách sống theo từng ngày.

Kính lão đắc thọ thể hiện truyền thống gì?

Qua những thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ ý nghĩa câu tục ngữ kính lão đắc thọ là gì rồi. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về lý do cần phải kính lão đắc thọ trong cuộc sống.

Kính lão đắc thọ là truyền thống tốt đẹp về cách cư xử của dân tộc ta

Kính lão đắc thọ là truyền thống tốt đẹp về cách cư xử của dân tộc ta

Từ xa xưa, dân tộc Việt Nam vẫn luôn đặt đạo hiếu lên hàng đầu. Mỗi đứa trẻ từ khi được sinh ra và suốt quá trình khôn lớn luôn được dạy là phải yêu quý ông bà, cha mẹ. Chính vì thế, có thể nói “kính lão đắc thọ” chính là một truyền thống tốt đẹp, đáng để gìn giữ và phát huy của dân tộc ta.

Bên cạnh đó, đối với cá nhân mỗi người thì việc “kính lão đắc thọ” còn là kim chỉ nam, là lời khuyên thực sự có giá trị. Bởi lẽ, kính mến người lớn, bày tỏ thái độ cư xử cho đúng mực là thể hiện đạo đức sống của chính mình. Nó giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách mỗi ngày.

Việc tôn trọng những người đi trước cũng giúp chúng ta học hỏi thêm được những bài học, kinh nghiệm về công việc, cuộc sống,… Từ đó, mở mang, phát triển, hoàn thiện trí tuệ và sự hiểu biết của chính bản thân mình.

Với những trường hợp không coi trọng, hay phớt lờ truyền thống “kính lão đắc thọ” của ông cha ta thì trước hết nó sẽ thể hiện nhân cách đạo đức của cá nhân đó. Nó chỉ ra thái độ không đúng đắn mà bản thân họ cần phải thức tỉnh và điều chỉnh.

Không chỉ vậy, với những người có thái độ cư xử lệch lạc thì nhiều mối quan hệ, tình cảm cũng sẽ không bền chặt và có nguy cơ bị rạn nứt. Trong gia đình, đó có thể là tình cảm giữa con cháu với ông bà, cha mẹ. Còn ở ngoài xã hội, đó có thể là tình thầy trò, đồng nghiệp,… Có thể thấy, vấn đề này không chỉ làm ảnh hưởng đến cá nhân mà còn tác động to lớn đến xã hội.

Những câu thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa với “kính lão đắc thọ”

Qua những thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ ý nghĩa của câu tục ngữ kính lão đắc thọ là gì rồi. Đạo hiếu, kính trọng những người lớn tuổi của dân tộc Việt đã được giữ gìn qua bao thế hệ.

Yêu quý, lễ phép với ông bà là hành động kính lão đắc thọ

Yêu quý, lễ phép với ông bà là hành động kính lão đắc thọ

Kho tàng thơ ca, câu đối, tục ngữ và thành ngữ về truyền thống quý báu này rất phong phú và đa dạng. Các bạn có thể tham khảo những câu mang ý nghĩa tương đồng với câu “kính lão đắc thọ” được liệt kê dưới đây:

–  Kính trên nhường dưới

–  Kính già yêu trẻ

–  Yêu trẻ, trẻ đến nhà

Kính già, già để tuổi cho

–  Mẹ già như chuối ba hương

Như xôi nếp một, như đường mía lau.

–  Ngày đêm con thắp đèn trời

Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

–  Bốn mươi là tuổi của lớp trẻ

Năm mươi là tuổi trẻ của lớp già.

–  Biết thì thưa thốt

Không biết, dựa cột mà nghe.

–  Ăn quả nhớ kẻ làm vườn

–  Uống nước phải nhớ nước nguồn chảy ra.

–  Bình Sơn đất mặn đồng chua

Nhưng mà nhân nghĩa không thua nơi nào.

–  Thương ai chữ nghĩa hơn vàng

Chữ nhân coi trọng, chữ sang bình thường.

–  Lâu ngày nhớ lại kẻo quên

Tình thân nghĩa cũ có bền hay không?

–  Khó mà biết lẽ biết lời

Biết ăn biết ở hơn người giàu sang.

–  Nên ra trên kính dưới nhường

Chẳng nên đạp hắt bên đường mà đi.

–  Khi chúng ta già đi

Sắc đẹp ẩn vào bên trong.

–  Lời chào cao hơn mâm cỗ.

Hy vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ câu tục ngữ kính lão đắc thọ là gì? Bài học rút ra từ câu này để áp dụng vào cuộc sống. Nếu còn vấn đề gì chưa hiểu rõ, các bạn hãy đặt câu hỏi bên dưới phần bình luận để chúng tôi giải đáp chi tiết.

Bài viết liên quan