8+ Chiêu trò lừa đảo qua Telegram mọi người cần tránh

8 Tháng Mười Hai, 2023 106 Tuyentb

Chiêu trò lừa đảo trên Telegram đang trở thành một vấn đề phổ biến trong cộng đồng mạng ở Việt Nam. Những chiêu trò lừa đảo này rất đa dạng và gây tổn thất về tài chính và thông tin cá nhân người dùng. Trong nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn ứng dụng Telegram là gì và các hình thức lừa đảo qua Telegram phổ biến nhất hiện nay để phòng tránh, theo dõi nhé!

Telegram là gì?

Telegram là một trong những ứng dụng nhắn tin miễn phí, sở hữu số lượng người sử dụng rất lớn. Ứng dụng này tương tự như Zalo, Messenger có thể kết nối giữa người với người thông qua tin nhắn, hình ảnh, tin nhắn thoại…hoàn toàn miễn phí.

Bên cạnh đó, người dùng yêu thích bởi ứng dụng có nhiều tính năng tiện ích lại có khả năng bảo mật cao, được đa phần người dùng là dân văn phòng, bộ phận quản lý nhân sự hay đội nhóm ưa chuộng.

Telegram là ứng dụng được nhiều người dùng yêu thích

Telegram là ứng dụng được nhiều người dùng yêu thích

Khả năng bảo mật của ứng dụng Telegram rất cao, tin nhắn của bạn sẽ được mã hóa end-to-end, vậy nên bạn có thể nhắn tin một cách riêng tư và an toàn. Và cho đến nay, ứng dụng này vẫn luôn liên tục cập nhật các tính năng mới để phù hợp với thị hiếu người dùng.

Telegram của nước nào?

Telegram được thành lập vào năm 2013 do một doanh nhân tên Paul Durov người Nga phát triển. Đây cũng là người đã phát triển nền tảng mạng xã hội VK ở Nga và được biết đến như một mạng xã hội tương đương với Facebook.

Từ khi ra mắt đến nay, ứng dụng Telegram luôn được nhiều người dùng tin tưởng, sử dụng. Mỗi tháng, Telegram có đến hơn 700 triệu người dùng hoạt động. Đây là một con số ấn tượng với ứng dụng có nền tảng nhắn tin và gọi điện.

Telegram có lừa đảo hay không?

Khi so sánh với nhiều ứng dụng nhắn tin, gọi điện khác, Telegram có thể nói là ứng dụng với nhiều tính năng độc đáo, cho phép tạo ra những cuộc trò chuyện riêng tư mà người dùng khi tham gia sẽ không được chuyển tiếp hay chụp màn hình, cũng như khả năng thiết lập thời gian, tự động xóa tin nhắn. Đồng thời, Telegram cũng cam kết không thu thập hay tiết lộ thông tin cá nhân của người dùng ra bên ngoài.

Telegram là một ứng dụng tin cậy

Telegram là một ứng dụng tin cậy

Dựa vào những đặc điểm trên, có thể nói ứng dụng này là một nền tảng đáng tin cậy, không tồn tại nguy cơ lừa đảo. Vì vậy, người dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng và tin tưởng các dịch vụ của nó để nhắn tin, gọi điện, chia sẻ tài liệu an toàn, tiện lợi mà không mất phí.

Xem thêm:

8+ chiêu trò lừa đảo trên Telegram mà bạn nên biết hiện nay

Các chiêu trò lừa đảo trên Telegram là hình thức gian lận xuất hiện trên cộng đồng những người sử dụng Telegram. Dưới đây là một số chiêu trò lừa đảo phổ biến trên Telegram:

Những chiêu trò lừa đảo trên ứng dụng Telegram

Những chiêu trò lừa đảo trên ứng dụng Telegram

Chiêu trò lừa đảo hẹn hò qua Telegram

Mạo danh tình cảm và lừa đảo người khác đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng đang diễn ra trên ứng dụng Telegram. Dưới đây là các kỹ thuật mà những kẻ lừa đảo thường áp dụng:

  • Dùng danh tính giả: Những kẻ lừa đảo thường tạo ra hình ảnh, hồ sơ, tên giả của người thực sự. Họ có thể giả vờ là bạn bè, người yêu tiềm năng hoặc là một người nổi tiếng nào đó để thu hút sự chú ý của bạn.
  • Chào mời và hứa hẹn: Để thực hiện hành vi lừa đảo, chúng sẽ dùng lời lẽ ngọt ngào, hứa hẹn vào một tình yêu và tương lai tươi sáng cùng bạn.
  • Khuyến khích chuyển tiền: Lừa đảo tình cảm trên Telegram thường chuẩn bị sẵn kế hoạch, nhờ bạn chuyển tiền với nhiều lý do khác nhau, từ viện cớ tài chính tới thanh toán hóa đơn…
  • Thu thập thông tin cá nhân: Những kẻ lừa đảo có thể sẽ thúc đẩy bạn chia sẻ thông tin cá nhân của bạn với họ như: Tài khoản ngân hàng, CCCD, địa chỉ, số điện thoại. Sau đó sẽ sử dụng những thông tin đó của bạn cho những mục đích không lành mạnh khác.

Lừa đảo kêu gọi đầu tư qua Telegram

Nhiều đối tượng lừa đảo đã lợi dụng ứng dụng này để thu hút mọi người tham gia vào các dự án đầu tư, với lời hứa hẹn về mức lợi nhuận cao chót vót.

Để thuyết phục và kích thích lòng tham của người tham gia, những người này thường tạo cho mình hình ảnh có cuộc sống xa hoa, sở hữu nhiều món đồ xa xỉ, có các chuyến du lịch sang chảnh. Họ chia sẻ những bức ảnh đó trên Telegram để tạo ấn tượng với mục tiêu của mình. Khi thu hút được sự chú ý, những kẻ lừa đảo sẽ thuyết phục người dùng tham gia đầu tư vào những dự án liên quan đến chứng khoán số, đầu tư tài chính….

Lừa đảo kêu gọi qua đầu tư tài chính

Lừa đảo kêu gọi qua đầu tư tài chính

Trong giai đoạn đầu, có thể nạn nhân sẽ nhận được một khoản lợi nhuận như đã hứa. Tuy nhiên, khi vốn đầu tư tăng lên, những kẻ lừa đảo sẽ bỗng dưng biến mất, cầm theo hết số tiền của người dùng. Và sau cú lừa đó, những người bị lừa sẽ không thể liên hệ được với họ qua ứng dụng Telegram.

Lừa đảo theo hình thức “airdrop”

Hình thức airdrop nghĩa là những kẻ lừa đảo hứa hẹn sẽ gửi tiền điện tử miễn phí qua Telegram. Tuy nhiên, để được nhận được khoản tiền đó thì người dùng cần phải cung cấp các thông tin cá nhân như: Ví điện tử, thông tin đăng nhập, mật khẩu…Từ đó, chúng có thể đánh cắp tài khoản của người dùng.

Lừa đảo qua tin nhắn cá nhân

Kẻ lừa đảo kiểu này sẽ gửi tin nhắn cá nhân cho người dùng Telegram, và nói mình đang đại diện cho một tổ chức hay công ty nào đó và đề nghị giao dịch. Chẳng hạn như gửi tiền, mua bán hàng hóa, đầu tư sinh lời. Tuy nhiên, thông tin trên của kẻ lừa đảo là giả mạo và mục đích của chúng là lấy cắp thông tin cá nhân hoặc tiền của người dùng.

Lừa đảo qua tin nhắn trên Telegram

Lừa đảo qua tin nhắn trên Telegram

Lừa đảo đổi tiền

Những kẻ lừa đảo thường tạo ra các nhóm trên Telegram như kiếm tiền online hoặc kênh đổi tiền tệ, tiền điện tử với tỷ lệ hấp dẫn. Thế nhưng sau khi nhận được tiền chuyển khoản hay tiền điện tử của người dùng thì những kẻ này lại không đáp ứng như cam kết mà bỗng nhiên biến mất không dấu vết, không hoàn thành giao dịch.

Lừa đảo làm việc online qua Telegram

Kẻ lừa đảo sẽ tạo ra các tin tuyển dụng giả trên Telegram với thông báo cần tìm kiếm nhân viên làm việc cho công ty hay dự án hấp dẫn nào đó. Khi người dùng quan tâm và liên hệ thì kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, thậm chí còn đòi tiền đăng ký để đặt cọc hoặc đảm bảo vị trí làm việc, sau đó chúng biến mất mà không cung cấp việc làm như đã hứa hẹn.

Lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ

Đây là hình thức lừa đảo cũng rất phổ biến trên nền tảng ứng dụng này. Tận dụng tính năng có thể tạo nhóm lên đến 200.000 người, nhiều đối tượng xấu đã lập các lệnh nhóm để kiếm tiền. Chúng giả danh là các đơn vị, công ty để đưa ra những lời giới thiệu cực kỳ thu hút.

Lừa đảo làm nhiệm vụ nhận tiền qua Telegram

Lừa đảo làm nhiệm vụ nhận tiền qua Telegram

Sau đó, chúng sẽ cho người quan tâm vào nhóm chung và đưa cho họ những nhiệm vụ như nhập mã đơn hàng, xem video Youtube, TikTok để kiếm tiền. Người dùng chỉ cần bỏ ra vài tiếng đồng hồ sẽ có thể nhận tiền ngay.

Bên cạnh đó, trong nhóm sẽ có các hình ảnh chứng minh việc hoàn thành nhiệm vụ, được nhận tiền của những người làm trước đó. Cuối cùng, chúng yêu cầu người dùng sẽ phải chuyển trước 1 khoản tiền khi bắt đầu công việc. Và tất nhiên, sau khi nhận được tiền thì chúng sẽ biến mất.

Lừa đảo tặng quà miễn phí trên Telegram

Đầu tiên, kẻ gian sẽ gọi điện, nhắn tin và mạo danh là nhân viên của sàn thương mại điện tử hay công ty lớn nào đó. Tiếp đến, họ sẽ thông báo bạn trúng thưởng các món quà như tủ lạnh, tivi, lò vi sóng, chảo…nhân dịp tri ân khách hàng. Và để được nhận quà kẻ gian yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân như: điện thoại, địa chỉ…đồng thời cho bạn tham gia nhóm để làm một nhiệm vụ nhỏ trước khi nhận quà miễn phí.

Để thực hiện nhiệm vụ, bạn sẽ phải nạp tiền vào một tài khoản nào đó với số tiền theo cấp độ tăng dần, từ vài chục nghìn đến chục triệu đồng. Nếu bạn phát hiện ra những chiêu trò này lừa đảo thì chúng sẽ xóa, chặn nhóm ngay lập tức và thu hồi toàn bộ tin nhắn trước đó.

Lừa đảo qua Telegram với hình thức tặng quà miễn phí

Lừa đảo qua Telegram với hình thức tặng quà miễn phí

Những lưu ý cần biết để tránh bị lừa đảo trên Telegram

Để tránh bị lừa đảo qua Telegram, người dùng phải luôn cảnh giác và tuân theo các nguyên tắc an toàn khi hoạt động trực tuyến, đó là:

  • Kiểm tra và xác minh về tính xác thực của các tin nhắn, các dự án, trước khi quyết định hợp tác, tin tưởng.
  • Tuyệt đối không chuyển tiền hay cung cấp các thông tin cá nhân cho những người không đáng tin cậy hay không xác định được họ là ai.
  • Không được chia sẻ số tài khoản, số điện thoại, mật khẩu, mã OTP ngân hàng, ứng dụng…
  • Cảnh giác cao trước những lời đề nghị kiếm tiền nhanh, việc nhẹ lương cao…
  • Tham khảo ý kiến từ nhiều nguồn đáng tin cậy trước khi đưa ra quyết định tham gia.
  • Kích hoạt xác minh 2 bước trên tài khoản Telegram của bạn, điều này giúp tài khoản của bạn sẽ không bị đánh cắp hay lưu lại trên những thiết bị lạ.
  • Trong trường hợp không may bạn đã bị lừa đảo về tài chính, việc làm, bán hàng…thì hãy báo cáo lừa đảo trên Telegram để bảo vệ cộng đồng cũng như bảo vệ chính mình khỏi những chiêu trò lừa đảo khác.

Phải làm gì khi bị lừa đảo trên Telegram?

Đầu tiên, người dùng nên giữ lại tất cả các tin nhắn, giao dịch… để có thể sử dụng làm bằng chứng tố cáo nếu không may bị lừa đảo qua Telegram.

Bị lừa đảo qua Telegram bạn có thể báo cáo với nhà phát triển ứng dụng

Bị lừa đảo qua Telegram bạn có thể báo cáo với nhà phát triển ứng dụng

Báo cáo ngay hành vi lừa đảo này cho nhà phát triển ứng dụng bằng cách viết cụm từ @notoscam. Khi đó những thông tin mà bạn gửi đến @notoscam sẽ liên kết đến tài nguyên người dùng. Qua đó, nhà phát triển ứng dụng sẽ xem xét và chặn các nhóm, kênh đã bị báo cáo ra khỏi Telegram.

Gọi điện đến đường dây nóng cơ quan công an có thẩm quyền của thành phố hay tỉnh nơi có kẻ lừa đảo cư trú (nếu bạn biết đối tượng lừa đảo là ai) hoặc chính nơi cư trú của bạn (nếu không biết đối tượng lừa đảo là ai), hoặc Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (069.219.4053).

Gửi đơn tố cáo trực tiếp đến kèm theo giấy tờ nhân thân của người tố cáo, bằng chứng đi kèm đến cơ quan công an cấp xã hoặc cơ quan điều tra công an các cấp có thẩm quyền.

Trên đây là tổng hợp các chiêu trò lừa đảo trên Telegram mà chúng tôi đã chia sẻ, hy vọng có ích cho bạn đọc. Việc nâng cao nhận thức và thực hiện biện pháp bảo mật khi sử dụng các ứng dụng trực tuyến là điều cần thiết để có thể đối phó được các hoạt động lừa đảo, tránh được những rắc rối không đáng có.

Bài viết liên quan