Phép nối là gì? Cho ví dụ? Phân loại, tác dụng của phép nối

9 Tháng Tám, 2023 106 Tuyentb

Phép nối là nội dung khá quan trọng trong Ngữ Văn 9 và thường hay xuất hiện trong các bài kiểm tra, bài thi học kỳ. Vậy phép nối là gì? Phân loại và tác dụng của phép nối như nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về nội dung văn học này qua các thông tin trong bài viết nhé.

Phép nối là gì?

Phép nối (phép nối liên kết) là phép sử dụng quan hệ từ hay cụm từ có tác dụng kết nối, thường đứng ở đầu câu sau để có thể liên kết được với câu trước nhằm làm rõ hơn nội dung giữa các câu. Phép nối được sử dụng ở câu đứng sau bởi từ biểu thị quan hệ với câu đứng phía trước.

Phép nối được sử dụng phổ biến trong cuộc sống 

Phép nối được sử dụng phổ biến trong cuộc sống

Phép nối thường hay sử dụng một số phương tiện liên kết như các quan hệ từ, từ nối, phụ từ, các trợ từ, tính từ, kết ngữ hoặc quan hệ về chức năng cú pháp ở trong câu. Các từ thường hay được sử dụng trong phép nối là: Do đó, tiếp theo, chỉ, tuy vậy,…

Ngoài ra, phép nối còn được nối bằng quan hệ từ có chức năng cú pháp. Ví dụ như: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng được xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không chỉ ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói thêm một điều gì đó mới mẻ. (Trích trong Tiếng nói của văn nghệ của tác giả Nguyễn Đình Thi)

=> Như vậy, 2 câu này được nối với nhau bằng quan hệ từ “nhưng”.

Ý nghĩa của phép nối

Sau khi tìm hiểu rõ phép nối là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa của phép liên kết này ở dưới đây.

Phép nối có ý nghĩa rất đặc biệt trong việc tạo ra sự kết nối khứ chỉ và hồi chỉ cho các bộ phận ở bên trong văn bản nằm trước và sau của nó. Vì vậy phép nối sẽ có tác dụng làm tăng thêm tính mạch lạc cho câu, giúp người đọc hiểu rõ được mối quan hệ mà tác giả đang muốn truyền tải.

Phân loại phép nối

Dựa theo đặc điểm, phép nối liên kết câu và liên kết đoạn được chia thành bốn loại là phép nối quan hệ từ, phép nối tổ hợp từ, phép nối bằng trợ từ và phép nối bằng quan hệ chức năng cú pháp. Trong đó:

Nối quan hệ từ

Đây là phép nối mà những hư từ quen thuộc được dùng để nói về quan hệ giữa các từ ngữ trong ngữ pháp câu như là và, thì, với, mà, nhưng, còn, vì, nếu, tuy,…

Phép nối quan hệ từ được sử dụng nhiều trong văn học

Phép nối quan hệ từ được sử dụng nhiều trong văn học

Ví dụ 1: “Ngủ trọ thì hai xu một tối. Nếu chị không ăn cơm và ăn quả” (Tắt Đèn của Ngô Tất Tố). => Từ nối trong ví dụ này là từ “nếu” có tác dụng liên kết giữa hai câu và cho biết câu thứ hai chính là điều kiện của câu thứ nhất.

Ví dụ 2: Mẹ nói với miệng mỉm cười. Nhưng tôi lại biết mẹ đang có điều không vui. => Từ nối trong câu này là “nhưng”, có tác dụng liên kết giữa hai câu và cho biết câu sau tương phản với câu trước.

Nối bằng trợ từ, phụ từ và tính từ

Phép nối trợ từ, phụ từ, tính từ là phép nối sử dụng một trợ từ, phụ từ, tính từ mang ý nghĩa quan hệ để làm phương tiện liên kết và nối các bộ phận trong văn bản. Một số trợ từ, phụ từ và tính từ mang ý nghĩa quan hệ được dùng làm phương tiện kết nối giữa các bộ phận trong văn bản là: cũng, lại, cả, khác,…

Ví dụ 1: Gà lên chuồng từ lúc nãy, hai bác ngan cũng đã ì ạch về chuồng rồi. Chỉ còn hai chú ngỗng vẫn tha thẩn ở ngoài sân (tác giả Tô Hoài). => Phép nối là từ chỉ còn.

Ví dụ 2: Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười. (Tác giả Nam Cao) => Phép nối là từ cả.

Nối tổ hợp từ

Đây là phép nối có một từ kết hợp cùng một đại từ, phụ từ hoặc những tổ hợp từ có nội dung nói về quan hệ liên kết. Những tổ hợp từ gồm một kết từ với một đại từ, phụ từ (vì vậy, bởi thế, do đó, tuy vậy, vậy mà, nếu vậy, thế thì, vả lại, với lại,…) hay những tổ hợp từ có nội dung chỉ mối quan hệ liên kết (như nghĩa là, tiếp theo,  trên đây, nhìn chung, tóm lại,…).

Phép nối tổ hợp từ trong ngữ văn 9 được sử dụng rất nhiều trong văn học

Phép nối tổ hợp từ trong ngữ văn 9 được sử dụng rất nhiều trong văn học

Ví dụ 1: “Xưa nay, không ai lại chết đến lần thứ hai để có được bài học kinh nghiệm về cách chết cả. Vì vậy, vẫn có rất nhiều người chết một cách rất ngờ nghệch”. (Trích trong Thịt người chết của Nguyễn Công Hoan)

=> Từ nối “vì” và đại từ “vậy” đã liên kết với nhau để tạo thành một tổ hợp từ để làm nhiệm vụ liên kết hai câu. Đồng thời nó còn cho chúng ta biết được câu sau chính là kết quả của câu trước.

Ví dụ 2: Từ đó dân ta lại càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay, từ Quảng Trị cho đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”. (đoạn trích trong bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh).

=> Danh từ “kết quả” kết hợp với động từ “” để liên kết giữa hai câu văn, đồng thời câu sau còn là kết quả của câu trước.

Nối theo quan hệ chức năng cú pháp

Đa số trong các văn bản, đặc biệt là các văn bản nghệ thuật, có những câu cũng chỉ tương đương như một bộ phận nào đó (một chức năng cú pháp nào đó) của câu lân cận hữu quan. Đó chính là những câu dưới bậc hoặc ngữ trực thuộc.

Phép nối theo quan hệ chức năng cú pháp là phép nối sử dụng những câu chỉ tương đương với một bộ phận nào đó hoặc chức năng cú pháp nào đó của một câu có liên quan nhằm mục đích liên kết.

Ví dụ: Sáng hôm sau. Hắn thức dậy trên cái giường của nhà hắn. (Tác giả Nam Cao). => Câu “Sáng hôm sau” tương đương trạng ngữ của câu.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng phép nối 

Qua những thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ phép nối là gì rồi. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về những điều cần lưu ý khi sử dụng phép nối trong đoạn văn.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng phép nối trong văn bản

Những điều cần lưu ý khi sử dụng phép nối trong văn bản

  • Phép nối được người viết sử dụng trực tiếp và có ý thức. Còn phép thế, phép lặp lại là các phương thức liên kết thường được dùng theo thói quen và không có ý thức rõ ràng.
  • Căn cứ vào phương tiện ngôn ngữ sử dụng trong phép nối, chúng ta có thể xác định được dễ dàng mối quan hệ trong ý nghĩa của câu văn.
  • Nối quan hệ từ chặt chẽ hơn so với nối tổ hợp từ. Vì vậy trước kia, người ta thường quan điểm rằng viết như ở ví dụ 1 và 2 của cách nối quan hệ từ bên trên là viết sai ngữ pháp, cần phải thay dấu chấm bằng dấu phẩy, thay đổi hai câu đơn thành một câu ghép thì mới đúng ngữ pháp.
  • Những phương thức nối ở bên trên cho ta thấy được những ẩn ý sâu xa của tác giả. Những phép nối này được sử dụng một cách trực tiếp và có chủ ý của tác giả.
  • Căn cứ vào phương tiện và ngôn ngữ sử dụng ở trong phép nối, chúng ta có thể nhận được mối quan hệ bên trong ý nghĩa của câu.
  • Phép nối quan hệ từ có sự liên kết chặt chẽ hơn nhiều so với phép nối tổ hợp từ.

Hy vọng bài viết mang đến thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ phép nối là gì? Phân loại và tác dụng của phép nối như nào? Từ đó làm bài kiểm tra, bài thi được chuẩn xác và đạt điểm cao. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về nội dung của bài viết, các bạn hãy đặt câu hỏi ở phần bình luận để chúng tôi giải đáp chi tiết.

Xem thêm:

Bài viết liên quan