Phép lặp là gì? Cho ví dụ? Tác dụng, bài tập về phép lặp

1 Tháng Tám, 2023 106 Tuyentb

Phép lặp là một trong những phép liên kết câu được sử dụng rất nhiều trong các văn bản. Vậy phép lặp là gì? Tác dụng của phép lặp là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết các thông tin về phép liên kết này qua những thông tin trong bài viết nhé.

Phép lặp là gì?

Phép lặp (lặp từ vựng) là một trong những kết hợp chính thức của liên kết câu, liên kết đoạn văn. Nó được lặp lại ở câu sau để tạo ra sự liên kết giữa các câu trong văn bản. Các bạn có thể sử dụng lặp lại cụm từ, từ hoặc cú pháp.

Phép lặp từ được sử dụng rất nhiều trong các văn bản

Phép lặp từ được sử dụng rất nhiều trong các văn bản

Các dạng phép lặp thường hay gặp

Sau khi tìm hiểu rõ phép lặp là gì rồi, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các dạng phép lặp thường hay gặp. Có 3 phép lặp được sử dụng nhiều trong liên kết câu và đoạn văn, đó là lặp từ, lặp cấu trúc cú pháp và lặp ngữ âm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về các phép lặp này ở dưới đây. 

Phép lặp từ ngữ

Loại này thường sử dụng các từ lặp lại ở câu này sang câu khác, từ câu trước sang câu sau để có thể tạo được sự liên kết giữa các đoạn văn.

Ví dụ như: “Học tập là một thói quen rất tốt. Nếu các bạn học tập chăm chỉ sẽ thành công trong tương lai.”

=> Chúng ta có thể thấy từ “học tập” đã được lặp lại tận hai lần, nó giúp cho người đọc hiểu được tác dụng của việc học tập chăm chỉ là như thế nào.

Dạng 2: Phép lặp ngữ âm

Đây là cách ngắt vần, ngắt nhịp ở trong các câu văn. Kiểu lặp lại ngữ âm này thường hay thấy bên trong các bài thơ và các bài hát nổi tiếng. Các yếu tố lặp lại thường là vần, nhịp,… 

Phép lặp từ ngữ âm thường hay được sử dụng trong văn bản

Phép lặp từ ngữ âm thường hay được sử dụng trong văn bản

Ví dụ như: Bánh chưng có lá. Cá có vây. Cô giáo có sách.

=> Các yếu tố được lặp lại ở 2 câu đầu là vần và câu 2, 3 cũng là vần.

Dạng 3: Phép lặp cú pháp

Đây là dạng có thể được lặp lại toàn bộ hoặc một số câu để tạo ra sự liên kết giữa các câu hoặc đoạn văn.

Ví dụ như: Bạn có thể không thông minh, nhưng phải luôn làm việc chăm chỉ và đẩy giới hạn của bản thân từ ngày này qua ngày khác. Bạn có thể không hát hay, nhưng vẫn chưa muộn. 

=> Cấu trúc của sự lặp lại trong câu văn này là: Có thể không … nhưng …

Bài luyện tập về phép lặp 

Sau khi tìm hiểu những các thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ phép lặp là gì, các loại phép lặp thường hay gặp trong các văn bản rồi. Để các bạn củng cố kiến thức về nội dung này, chúng ta hãy cùng làm bài tập về phép lặp từ bên dưới đây.

Bài tập luyện tập về phép lặp để củng cố kiến thức

Bài tập luyện tập về phép lặp để củng cố kiến thức

Bài tập 1: Xác định phép lặp từ và tác dụng của phép lặp ở trong đoạn thơ Truyện Kiều của Nguyễn Du sau:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia

Trả lời: 

Đoạn thơ trên đã sử dụng phép lặp cú pháp đến hai lần kết hợp với phép đối. Cụ thể là: 

  • Vẻ non xa/tấm trăng gần: Cả hai cụm từ này đều là cụm danh từ có kết cấu cú pháp giống nhau. Trong đó, danh từ chỉ đơn vị là vẻ, tấm; danh từ chỉ vật thể là non, trăng; tính từ là xa, gần.
  • Cát vàng cồn nọ/bụi hồng dặm kia: Đây đều là kiểu kết cấu chủ – vị

Phép lặp cú pháp ở trong đoạn thơ trên nhằm khắc họa khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên bên ngoài, sự gần gũi của vạn vật và sự ồn ào của cuộc sống để làm nổi bật lên sự cô đơn, hiu quạnh, lẻ loi của nàng Kiều khi ở trong lầu Ngưng Bích.

Ví dụ 2: Phân tích hiệu quả của phép lặp cú pháp kết hợp với phép liệt kê ở trong hai đoạn trích sau đây:

  1. Trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn có đoạn như sau: “Các ngươi cùng ta coi giữ binh quyền cũng đã lâu ngày, không có áo mặc thì ta cho áo, không có cái ăn thì ta cho ăn, quan còn nhỏ thì ta thăng thưởng, lương còn ít thì ta tăng cấp, đi đường thủy thì ta cho thuyền, đi đường bộ thì ta cho ngựa, lúc hoạn nạn thì cùng nhau sống chết, lúc nhàn hạ thì cùng nhau vui cười, những cách cư xử này so với Vương Công Kiên, Đường Ngột Ngại ngày xưa cũng chẳng thua kém gì.
  2. Trong bài Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn văn sau: “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho dân ta một chút quyền tự do dân chủ nào. Chúng thi hành các luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau Bắc, Trung, Nam, để ngăn cản việc thống nhất của nước ta, ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn là trường học. Chúng đã thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng đã tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng đã ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng đã dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược”.

Câu trả lời:

  1. Đối với đoạn trích trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, phép lặp từ cú pháp là: … thì ta … hoặc … thì cùng nhau … 

Việc sử dụng phép liệt kê kết hợp cùng lặp cú pháp trong đoạn này nhằm nhấn mạnh và khẳng định rõ sự đối đãi chu đáo, đầy tình nghĩa của Trần Quốc Tuấn đối với các tướng sĩ ở mọi hoàn cảnh khó khăn.

  1. Đối với đoạn trích trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh vừa sử dụng phép liệt kê (hàng loạt câu kể tội ác của thực dân Pháp: Chúng … chúng …), vừa sử dụng thêm phép lặp cú pháp. Việc sử dụng như vậy có nhằm lên án và tố cáo tội ác về chính trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. 

Hy vọng bài viết này mang đến thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ phép lặp là gì? Tác dụng của phép lặp như nào? Các loại phép lặp từ phổ biến hiện nay. Nếu còn gì thắc mắc về nội dung trong bài, các bạn hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết.

Xem thêm:

Bài viết liên quan