Phúc đức tại mẫu là gì? Có đúng không? Ý nghĩa và triết lý sống

12 Tháng Tư, 2023 106 Tuyentb

Phúc đức tại mẫu là câu nói được dùng để nhấn mạnh về vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Vậy phúc đức tại mẫu là gì? Có đúng không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa và triết lý sống của câu nói nói này qua những thông tin dưới đây nhé.

Phúc đức tại mẫu là gì?

Phúc đức tại mẫu có nghĩa là phúc đức từ người mẹ mà ra. Vậy phúc đức là gì? Từ “phúc đức” theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt (của Viện Ngôn ngữ học) là những điều tốt lành để lại do con cháu do việc ăn ở tốt, theo quan niệm truyền thống.

Ý nghĩa của câu “phúc đức tại mẫu”

Ý nghĩa của câu “phúc đức tại mẫu”

Mẹ chính là người thầy dạy đầu tiên của việc hình thành nên nhân bản của người con. Con cái được thừa hưởng những điều tốt lành, may mắn từ cách ăn ở cư xử, sự gương mẫu và cách giáo dục của người mẹ mà ra.

Như vậy, ông bà ta ngày xưa đã cho rằng người mẹ nếu ăn ở tốt thì sẽ để lại những điều tốt lành cho con cái. Suy rộng ra thì việc một người mẹ, người bà có thể để lại được phúc đức cho con cháu hay không còn phụ thuộc vào cách sống, cách đối nhân xử thế của người đó nữa. 

Phúc đức tại mẫu trong tiếng Trung là gì? Phúc đức tại mẫu tiếng Trung là 样品的祝福 có phiên âm Yàngpǐn de zhùfú.

Phúc đức tại mẫu có đúng không?

Thực tế thì điều này cũng không sai khi người mẹ có sự ảnh hưởng rất lớn đến con cái bởi họ không chỉ chăm bẵm nuôi dưỡng mà còn là người dạy dỗ nữa. Chín tháng mười ngày mang con trong bụng cho đến khi chào đời, ôm ấp, bú mớm và nâng niu,… Những điều đó đã khiến cho người mẹ thân thiết và gắn liền với cuộc sống của người con hơn.

Phúc đức tại mẫu là câu nói không sai

Phúc đức tại mẫu là câu nói không sai

Ngay từ khi bắt đầu hoài thai, em bé đã mang trong mình những đặc điểm nổi bật của cha và mẹ. Từng ngày, từng giờ con lớn lên, sống bằng dòng máu nóng và chịu sự ảnh hưởng của lời nói, hành động của mẹ. Trong gia đình, nếu cha là nóc để che nắng mưa thì mẹ sẽ là cái nền để cho con đứng vững từ những bước đi chập chững đầu đời.

Sự tác động của câu nói “Phúc đức tại mẫu” đến đời sống của người Việt

Theo quan niệm xưa thì phúc báo của một người phụ nữ không chỉ có liên quan đến tương lai của bản thân họ, mà còn có khả năng gây ảnh hưởng đến gia đình và thậm chí là cả gia tộc.

Câu nói “phúc đức tại mẫu” ảnh hưởng rất nhiều đến văn hóa của người Việt

Câu nói “phúc đức tại mẫu” ảnh hưởng rất nhiều đến văn hóa của người Việt

Theo phong thủy, người phụ nữ có tâm lương thiện sẽ mang đến cho gia đình nhiều phúc đức, chánh mầm tai vạ cho con cháu sau này. Nếu người phụ nữ mang độc niệm, hành vi sai trái, bất hiếu và dâm loạn sẽ làm cho gia đình mất đi sự an bình, không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn có khả năng làm loạn gia tộc. Vậy nên, cổ nhân mới nói “nữ nhân tốt sẽ vượng ba đời, nữ nhân xấu sẽ hoại ba đời”

Có thể nói rằng phụ nữ Việt Nam đã có sự thay đổi ngày càng tích cực, năng động và hiện đại hơn xưa. Họ có khả năng kiếm tiền, thậm chí còn gánh vác gia đình giống như một người trụ cột trong gia đình.

Phúc Đức Tại Mẫu theo quan niệm của Đạo Phật

Tuy câu nói “Phúc đức tại mẫu” không phải là câu nói của Phật Giáo nhưng lại mang đậm dấu ấn của luật nhân quả trong Đạo Phật. Theo quan điểm của Phật giáo thì giữa mẹ và con có nhân duyên, không phải bỗng dưng mà người này đến làm con mình. Mẹ và con đều là những người có duyên nghiệp với nhau cả.

Phúc đức tại mẫu theo quan niệm của Phật giáo

Phúc đức tại mẫu theo quan niệm của Phật giáo

Phật giáo thường nói rằng: “Đồng thanh tương ứng – Đồng khí tương cầu”. Nghĩa là nếu người mẹ có phúc báu tốt đẹp thì tự nhiên sẽ chiêu cảm những đứa con có phước báu tương ứng đến làm con của mình. Còn người mẹ có ác nghiệp thì sẽ tự chiêu cảm và dẫn dắt những đứa con có ác nghiệp tương ứng đến làm con.

Cha mẹ và con cái cũng thế, cũng là từ duyên nợ mà ra. Có những đứa con đến để trả ân, trả nghĩa cho cha mẹ nhưng cũng có những đứa con đến để đòi nợ, báo oán cho cha mẹ. Đây không phải là sự vô duyên vô nhân.

Được là mẹ con của nhau đều là nhờ nhân duyên tiền kiếp, đồng thanh, đồng khí mà đến với nhau. Người mẹ có phúc thì sẽ sinh ra người con có phúc, còn người mẹ ác nghiệp thì sẽ sinh ra những đứa con ác nghiệp.

Ngay trong hiện kiếp, khi người mẹ mang thai thì những tác động của người mẹ đối với con cũng có ảnh hưởng rất lớn. Cha sinh, mẹ dưỡng, cha cho hạt giống và mẹ nuôi dưỡng con lớn khôn.

Người xưa thường có câu: “Cha sinh không tày mẹ dưỡng”. Bởi dưỡng dục con nên người rất khó nên công của người mẹ là rất lớn. Khi nuôi thai, thể chất của người mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến thể chất của người con, kể cả tâm tính cũng bị tác động. Cho nên, y tế hiện đại mới có một chương trình nữa là Thai giáo, dạy con từ lúc còn trong thai.

Người mẹ biết tu tập và tích phúc báu thì người ấy chính là nguồn sinh ra phước báu cho con cái. Người con sẽ được cộng hưởng, được chia phúc báu đó. Cho nên, người mẹ cần phải biết tu tập, biết sám hối, giữ giới và tích phúc báu thì con cái mới trở thành người tốt và có lợi ích cho xã hội.

Triết lý sống phúc đức tại mẫu

Sau khi tìm hiểu ý nghĩa câu phúc đức tại mẫu ở bên trên, chắc chắn các bạn hiểu rõ tầm quan trọng của người phụ nữ trong gia đình như nào rồi. Vậy những bà mẹ cần làm gì để tích phúc báu cho con cái? Hãy tham khảo ngay các triết lý sống bên dưới đây nhé.

Những việc người mẹ nên làm để tích đức cho con cái sau này

Những việc người mẹ nên làm để tích đức cho con cái sau này

Sống cần biết tu khẩu nghiệp, giữ gìn lời ăn tiếng nói

Ông cha ta đã có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nếu mong muốn mọi việc được theo ý mình, chúng ta phải học cách nhẫn nhịn, tránh để cho cái miệng đi trước cái đầu. Hãy luôn giữ khoảng cách với những gì mà ta ham muốn.

Ngay cả khi đối đầu với kẻ thù, chúng ta cũng phải để cho tâm được thanh tịnh, nhẫn nhịn và bình tĩnh giải quyết vấn đề. Càng cho đi bao nhiêu, càng nhẫn nhịn bao nhiêu thì chúng ta sẽ nhận được về bấy nhiêu. Luôn có một kết quả tốt đẹp cho những gì mà chúng ta đã hy sinh.

Ác khẩu là một trong bốn điều bất thiện khiến cho con người phải nhận quả báo nặng nhất. Những lời ái ngữ có khả năng xoa dịu được nỗi đau, làm vơi đi tâm trạng buồn bã của mọi người. Ngược lại thì lời nói cũng có khả năng khiến cho chúng ta phải ăn năn hối hận cả cuộc đời.

Nên biết kiềm chế cơn giận

Đức Phật đã dạy, trên đời này, tức giận chính là một hình thức buôn bán lỗ nhất. Khi chúng ta không kiểm soát được cơn nóng giận của mình thì những hệ lụy không mong muốn sẽ thuộc về chính chúng ta.

Quân tử báo thù mười năm chưa muộn. Báo thù ở đây không phải là việc dùng vũ lực, thủ đoạn mà là hãy sống thật tốt cho đến khi thời cơ chín muồi, báo ứng sẽ đến bên kẻ ác. Khi đã gieo nhân ác rồi thì quả gặt được sẽ không thể là quả tốt. Đừng biến bản thân mình trở thành người gieo nhân ác khi cơn giận chưa nguôi.

Luôn ghi nhớ 4 chữ vàng “Từ, bi, hỷ, xả”

Nhân quả có thể không đến ngay mà nó còn di chuyển theo vòng tuần hoàn của kiếp luân hồi. Chính bởi vậy, ngay từ bây giờ, các bạn hãy sống thật từ bi nhân hậu, đối xử tốt với mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Có như vậy thì đời đời kiếp kiếp sau mới được ăn quả ngọt.

Còn ngược lại, khi chúng ta đối xử ác với người khác thì bản thân người ta chỉ chịu 3 phần, còn 7 phần là dành cho chính bạn đấy. Đừng tự hủy hoại bản thân mình và những người xung quanh chỉ vì một phút ích kỷ nhỏ nhen.

Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể hiểu rõ ý nghĩa của phúc đức tại mẫu là gì? Qua đó áp dụng vào cuộc sống hằng ngày để mang đến cuộc sống hạnh phúc, bình an cho bản thân và gia đình.

Bài viết liên quan