Sông Đà bắt nguồn từ đâu? Chảy qua tỉnh nào? Dài bao nhiêu km?

15 Tháng Chín, 2023 106 Tuyentb

Sông Đà là một trong những dòng sông lớn ở nước ta, đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp và cuộc sống của người dân. Vậy sông Đà bắt nguồn từ đâu đến đâu? Sông Đà ở đâu? Dài bao nhiêu km?. Theo dõi bài viết này của sieusach.info để có câu trả lời.

Sông Đà bắt nguồn từ đâu?

Sông Đà hay còn gọi là sông Đen, sông Bờ, là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng – dòng sông mẹ của đồng bằng Bắc bộ.

Sông Đà bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với tổng chiều dài hơn 910km với tên gọi là Lý Tiên Giang, do hai nhánh là Bả Biên Giang và A Mặc Giang hợp thành.

Sông Đà bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc

Sông Đà bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc

Đoạn này dài khoảng 400km, bắt đầu từ núi Nguy Bảo ở

Sông Đà bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc

Sông Đà bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc

huyện tự trị người Di người Hồi Nguy Sơn phía nam châu tự trị dân tộc Bạch Đại Lý rồi chảy theo hướng tây bắc – đông nam qua Phổ Nhĩ.

Sông Đà chảy qua tỉnh nào? Sông Đà dài bao nhiêu km?

Sông Đà ở Việt Nam dài 543 km. Điểm đầu của sông Đà khi chảy vào nước ta là huyện Mường Tè (Lai Châu). Sau đó chảy qua các tỉnh Tây Bắc nước ta là Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ (chia huyện Thanh Thủy, Phú Thọ với Ba Vì, Hà Nội). Điểm cuối chính là ngã ba Hồng Đà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Dòng chính sông Đà vào Việt Nam là ở Mù Cả, Mường Tè. Đoạn đầu sông trên lãnh thổ Việt Nam, sông Đà còn được gọi với cái tên là Nậm Tè, chạy dọc theo biên giới gặp phụ lưu Tiểu Hắc ở Mù Cả, Mường Tè. Phụ lưu Tiểu Hắc vào Việt Nam là xã Ka Lăng, Mường Tè, rồi chảy dọc theo biên giới về phía tây và hợp với dòng chính sông Đà ở Mù Cả.

Sông tiếp tục chảy qua Mường Tè sang Nậm Nhùn và thị xã Mường Lay. Đoạn ở Mường Tè và Nậm Nhùn, dòng sông Đà chảy trong thung lũng kẹp giữa hai dãy núi Pu Si Lung và Pu Đen Đinh. Đoạn qua thị xã Mường Lay, sông lại chảy trong thung lũng kẹp giữa hai dãy núi là Hoàng Liên Sơn và Su Xung Chảo Chai. Sông chảy dọc theo ranh giới giữa Sìn Hồ (phía bắc) và Tủa Chùa (phía nam).

Sông chảy tiếp sang địa phận Sơn La ở Quỳnh Nhai, sau đó chạy dọc theo ranh giới Quỳnh Nhai, Mường La (phía bắc) và Thuận Châu (phía nam). Sông Đà chảy vào sâu Mường La, ở đây nhận thêm nước từ các phụ lưu Nâm Ma và Nậm Chang.

Sông Đà ở nước ta chảy dài từ Lai Châu đến Hòa Bình

Đoạn Sông Đà chảy qua tỉnh Hòa Bình

Sông chạy dọc theo ranh giới Bắc Yên và Mai Sơn vào sâu Mai Sơn rồi lại dọc theo ranh giới Phù Yên, Đà Bắc và Mộc Châu. Sông chảy sâu vào Đà Bắc (Hòa Bình) rồi sau đó lại chạy dọc theo ranh giới Đà Bắc (phía bắc) với Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong (phía nam).

Sông trở lại Đà Bắc rồi chuyển hướng nam lên bắc chảy qua thành phố Hòa Bình, dọc theo ranh giới giữa Hòa Bình, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Tam Nông và Kỳ Sơn, Ba Vì.

Cuối cùng sông Đà đổ vào sông Hồng ở ngã ba giữa Hồng Đà (Tam Nông), Vĩnh Lại (Lâm Thao) và Phong Vân (Ba Vì), cách nơi sông Lô hợp lưu với sông Hồng khoảng 12 km.

Sông Đà chính là lưu vực có tiềm năng tài nguyên to lớn với nhiều loại khoáng sản quý hiếm, nhiều hệ sinh thái đặc trưng bao gồm các nguồn sinh vật với mức đa dạng sinh học rất cao.

Xem thêm:

Những điều chưa biết về sông Đà

Lịch sử sông Đà

Có thể bạn còn chưa biết, theo lịch sử của sông Đà thì nơi đây chính là vùng giao tranh lịch sử giữa Sơn Tinh – Thủy Tinh.

Theo gia phả thần tích còn để lại của đình làng Hồng Đà, làng Hạ Nông còn nêu rõ Sơn Tinh tên thật là Nguyễn Tuấn, vì vậy người dân làng này từ trước đến nay không có người nào được đặt tên Tuấn.

Trong gia phả thần tích cũng ghi rõ ngày 13-7 âm lịch chính là ngày Sơn Tinh dâng đồ sính lễ và được vua Hùng chấp thuận cho rước Mị Nương công chúa về núi Tản.

Sông Đà chính là nơi giao tranh giữa Sơn Tinh - Thủy Tinh

Sông Đà chính là nơi giao tranh giữa Sơn Tinh – Thủy Tinh

Từ kinh đô Văn Lang sang núi Tản phải đi qua làng Hồng Đà, tại đây Sơn Tinh đã bị Thủy Tinh chặn đánh để cướp Mỵ Nương. Nơi hai bên ra lời thách đấu để quyết phân thắng bại có địa danh là Lời, còn gọi là thác Lời.

Theo truyền thuyết, cứ vào tháng bảy âm lịch thì Thủy Tinh lại đem quân lên đánh Sơn Tinh. Và đúng như truyền thuyết, cứ đến ngày 13-7 âm lịch hằng năm là nước ở đây lại lên to nhất, lũ từ thượng nguồn đổ về đem theo hàng vạn cây gỗ lớn bị quật gốc. Tại đình làng Hạ Nông, nơi thờ thần núi Tản, có năm nước ngập ngang các cột đình, năm nào dân làng nơi đây cũng mở hội tế thần núi Tản và Mỵ Nương công chúa.

Những từ khi có đập thủy điện Hòa Bình thì dòng sông cổ tích đã trở nên yên bình hơn. Nơi xảy ra trận thủy chiến Sơn Tinh – Thủy Tinh năm xưa đã trở thành bãi ngô bạt ngàn. Thác Lời trở thành bến đò nhộn nhịp ngày đêm đưa khách sang sông.

Sông Đà có bao nhiêu nhà máy thủy điện?

Sông Đà có lưu lượng nước lớn, cung cấp tới 31% lượng nước cho sông Hồng và là một nguồn tài nguyên thủy điện lớn.

Hiện có 3 nhà máy thủy điện đang hoạt động trên sông Đà

Hiện có 3 nhà máy thủy điện đang hoạt động trên sông Đà

Ba nhà máy thủy điện trên dòng sông Đà gồm có Hòa Bình, Sơn La và Lai Châu với tổng công suất là 6.000 MW. Đây là chuỗi nhà máy thủy điện trên một dòng sông lớn nhất Đông Nam Á và góp 30% vào sản lượng điện quốc gia.

Sông Đà thuộc tỉnh nào?

Sông Đà thuộc các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và Phú Thọ.

Sông Đà sâu bao nhiêu mét?

Hiện vẫn chưa biết sông Đà sâu chính xác là bao nhiêu mét.

Trên đây là các thông tin liên quan giới thiệu về sông Đà, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ sông Đà bắt nguồn từ đâu và các thông tin thú vị liên quan đến dòng sông này.

 

Bài viết liên quan