Tao nhã là gì? Những thú vui tao nhã của người xưa 

21 Tháng Tám, 2023 106 Tuyentb

Tao nhã là thuật ngữ được dùng để nói về phong cách sống lịch sự, tinh tế và nhã nhặn. Vậy tao nhã là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về phong cách sống này qua những thông tin trong bài viết nhé.

Tao nhã là gì?

Tao nhã là từ Hán Việt, có nghĩa là sự tinh tế, lịch sự, nhã nhặn và có đạo đức trong cách ứng xử, cách sống. Tao nhã là một cách để tiếp cận cuộc sống tử tế, tuân thủ đúng các nguyên tắc đạo đức và ứng xử chuẩn mực. Nó đòi hỏi phải có sự điềm đạm, tinh tế qua cách nói chuyện, cách ăn mặc, cử chỉ và hành động hàng ngày.

Tao nhã là sự nhã nhặn, tinh tế và lịch sự trong cách ứng xử

Tao nhã là sự nhã nhặn, tinh tế và lịch sự trong cách ứng xử

Người tao nhã là những người có phẩm chất cao, biết lắng nghe và tôn trọng người khác. Đồng thời, họ cũng biết cách giữ lòng tự trọng và tránh những hành vi gây phiền toái hay khiếm nhã. Tao nhã không chỉ được áp dụng trong giao tiếp hay tương tác xã hội, nó còn thể hiện trong cả nghệ thuật, văn chương và kiến trúc.

Tao nhã tiếng Anh là gì? Tao nhã trong tiếng Anh là từ refinement” hoặc “elegance”.

Thú vui tao nhã là gì?

Thú vui tao nhã chính là các hoạt động có thể giúp chúng ta thư giãn và tận hưởng cuộc sống một cách nhẹ nhàng, tinh tế. Đây là những hoạt động không chỉ mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mà còn thể hiện rõ sự tôn trọng với người khác và môi trường xung quanh nữa.

Uống trà - thú vui tao nhã của người cao tuổi

Thưởng trà – thú vui tao nhã của người cao tuổi

Những thú vui tao nhã của người xưa

Sau khi đã hiểu rõ tao nhã là gì qua những thông tin bên trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những thú vui tao nhã của người xưa ở dưới đây:

Đánh đàn

Đàn ngày xưa là một loại dụng cụ của bậc Thánh hiền, quân tử. Âm nhạc giúp cho tâm hồn được thanh thản, vui vẻ và hạnh phúc. Để thực hiện được điều ấy đòi hỏi người nghệ sĩ phải rất tài hoa mới tấu nên các điệu đàn, bài nhạc đi sâu vào lòng người.

Đánh đàn là một thú vui tao nhã mà người xưa rất yêu thích

Đánh đàn là một thú vui tao nhã mà người xưa rất yêu thích

Các nhà nho cũng rất thích đánh đàn. Cầm còn được gọi là quân tử bởi vì các nho gia tin cổ cầm có thể mang lại đạo, có thể khai sáng trí huệ và bình tâm thiền. Đây cũng là con đường tốt đẹp nhất giúp bao hàm cả việc tu dưỡng tinh thần, tâm tính và tình cảm.

Chơi cờ

Chơi cờ có thể khiến cho nhiều người say mê, không biết mệt vì nó hợp với cái tính thích cạnh tranh của con người. Dưới giàn bầu hay bên giàn đậu, những người nông dân, cụ già không tranh giành với đời nay lại quyết tranh cao thấp. Trong quán trà ở nơi đô thị phồn hoa, cũng rất hay gặp những người nhàn rỗi chơi cờ tiêu khiển.

Lạp Ông đã viết trong Nhàn tình ngẫu ký rằng: “Chơi cờ không thú vị bằng xem chơi cờ, bởi người xem không có cái tâm được mất”. Xem chơi cờ là một việc rất thú vị, giống như xem chọi trâu, chọi gà hay chọi dế vậy. Nhưng xem chơi cờ cũng có chỗ rất khó chịu, xem chơi cờ mà không nói thì sẽ rất thống khổ, cổ họng ngứa ngáy một cách kỳ lạ và chỉ muốn nói ra cho khoan khoái.

Viết thư pháp

Đây là bộ môn giải trí, mang đến rất nhiều lợi ích, giúp tránh xa được những trò chơi gây lãng phí thời gian. Đặc biệt, nó còn giúp người viết nuôi dưỡng tâm hồn và niềm đam mê với chữ viết.

Viết thư pháp là một trong những thú vui tao nhã của người xưa 

Viết thư pháp là một trong những thú vui tao nhã của người xưa

Viết chữ thư pháp đòi hỏi người viết phải có nhiều kỹ năng hơn so với việc viết chữ thông thường. Bởi vậy, người viết phải kiên trì, nhẫn nại mới có thể luyện tập. Phần lớn những người có tình yêu với thú vui tao nhã này thường rất điềm đạm, thanh tao.

Vẽ Tranh

Người xưa vẽ tranh chỉ bằng một cây bút, một tờ giấy là có thể thỏa sức tung hoành với ý họa tràn trề. Vẽ tranh là điều mà tác giả thể hiện suy nghĩ của mình đối với thiên nhiên, chứ không phải là sao chép hình ảnh mà một anh thợ cắt may nhìn thấy.

Người xưa vẽ tranh đều có ý tứ sâu xa, suy tư rồi mới hạ bút và nét nào cũng có chủ ý. Đã có danh thì ắt toàn kẻ sĩ, lưu truyền đến nay thì ắt phải có những chỗ hơn người.

Ngày nay, mọi người xem tranh không hề được các bậc danh sư truyền thụ, không thích ký lục, nhưng cái gì mà hợp với họ thì là đẹp, còn không hợp ý là không đẹp.

Làm thơ

Tu thân đầu tiên là phải bắt đầu bằng việc học thơ. Thơ ca chính là căn bản khai phát nhân tính, nhân tâm. Thơ từ giúp bày tỏ tâm trạng, tình cảm và miêu tả cuộc sống.

Bất kể đó là nỗi buồn hay là niềm vui thì người ta cũng sẽ rất kinh ngạc khi thấy điều mà thơ cổ nói đến đều là sự cảm thụ. Thời khắc này của ngàn năm sau, đều là sự xuyên suốt trong thời gian ngàn năm, phản chiếu tấm lòng của người với người.

Uống rượu 

Uống rượu là một trong 8 thú vui tao nhã của các bậc cao nhân ngày xưa. Từ xưa, người ta đã biết nấu rượu để uống, để hưởng thụ, để tế lễ, để giao lưu,… Rượu trở thành một trong những phương tiện giao tiếp tuyệt vời, khiến cho câu chuyện thêm nồng ấm và đậm đà. Rượu cũng là chất kích thích giúp cho tinh thần con người phấn chấn, lạc quan yêu đời và vui vẻ.

Uống rượu giúp có thêm nguồn cảm hứng sáng tác thơ ca

Uống rượu giúp có thêm nguồn cảm hứng sáng tác thơ ca

Đối với các nhà lãnh đạo, nhà ngoại giao thì việc uống rượu là một nghi thức ngoại giao trang trọng, lịch sự. Với giới tri thức, những người làm nghệ thuật thì uống rượu là để lấy cảm hứng sáng tác và bàn luận văn chương, thơ ca, khoa học,….

Đối với các doanh nhân, việc uống rượu cũng là một nghi thức xã giao. Rượu vừa để thưởng thức, vừa để làm quà biếu tặng giúp chuyện làm ăn thuận lợi hơn. Còn đối với bạn nhậu thì chỉ cần zô ra zô vào đã khiến tâm trạng hào hứng, thỏa mái rồi.

Ngắm hoa

Các thi nhân cổ đại đa số đều rất yêu hoa hoặc mượn hoa để nói lên chí hướng, nỗi lòng của mình. Chẳng hạn như Khuất Nguyên rất yêu hoa lan, được thể hiện qua các câu thơ nổi tiếng như sau:

“Hoa lan thu xanh xanh,

Lá biếc tím cọng cành”

Đào Uyên Minh thì lại yêu hoa cúc, thể hiện rõ qua câu thơ truyền thế rằng:

“Dậu rào đông hái cúc

Thẩn thơ ngắm Nam Sơn.”

Đỗ Phủ làm thơ luôn rất nghiêm túc, nhưng lại có câu về hoa như sau:

“Hoa đào một bó mà vô chủ

Yêu lắm hồng đào với hồng phai”

Hoa đào nở rộ có màu đỏ hồng, hồng nhạt đan xen nhau khiến cho người ngắm phải lưu luyến, nâng niu.

Uống trà

Thưởng trà không phải chỉ phân biệt trà ngon hay dở, mà còn có ý ngưng thần và thưởng thức cái tình. Giữa trăm công nghìn việc bận rộn, chỉ cần pha một ấm trà thơm nồng rồi tìm nơi thanh nhã yên tĩnh để ngồi thưởng thức. Người thưởng trà có thể gột sạch mọi phiền não, phấn chấn tinh thần hơn.

Thưởng trà giúp tâm hồn thoải mái, gột sạch mọi phiền não

Thưởng trà giúp tâm hồn thoải mái, gột sạch mọi phiền não

Trà đạo không phân giàu nghèo, cũng không có sang hèn, người thưởng thức có thể mộc mạc, chất phác, đơn giản. Dùng trà để giải cái khát của tâm tình, hay dùng trà để làm rõ bản tính, tu dưỡng đức hạnh và biểu đạt thái độ khác nhau của mỗi người.

Người xưa rất coi trọng việc tu thân dưỡng tính. Lúc lâm vào cảnh khốn cùng thì nên tu dưỡng để cho bản thân mình tốt đẹp hơn, còn khi hiển đạt thì giúp đỡ cho cả thiên hạ đều tốt đẹp giống như mình.

Hy vọng bài viết này mang đến các thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ tao nhã là gì? Thú vui tao nhã là gì? Và các thú vui tao nhã mà người xưa yêu thích. Nếu các bạn còn gì thắc mắc về nội dung của bài  viết, hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp thật chi tiết nhé.

Xem thêm:

Bài viết liên quan