Tứ đại thần thú gồm những gì? Nguồn gốc, ý nghĩa?

28 Tháng Hai, 2024 106 Tuyentb

Tứ đại thần thú là 4 linh thú trong thần thoại phương Đông đại diện cho sức mạnh và ý chí của Đất Trời. Vậy tứ đại thần thú là gì? Hãy cùng sieusach.info tìm hiểu chi tiết về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Tứ đại thần thú là gì?

Tứ đại thần thú hay còn có nhiều cách gọi khác như tứ đại linh thú, tứ đại thánh thú, tứ tượng, tứ đại thần thú thượng cổ, thiên chi tứ linh…là bốn sinh vật thần thoại được tương truyền trong văn hóa phương Đông từ thời xa xưa. Theo truyền thuyết 4 linh vật này là do linh khí từ buổi sơ khai tụ lại mà thành nên đại biểu cho ý chí của Trời và Đất. Chúng mang trọng trách trông coi, bảo vệ thế giới, tránh bị hủy diệt.

Tứ đại thần thú trong thần thoại của phương Đông

Tứ đại thần thú trong thần thoại của phương Đông

Mỗi thánh thú này sẽ tượng trưng cho 4 phương trời, cai quản 4 mùa trong năm, mỗi mùa quy định một con vật và một phương hướng. Cụ thể:

  • Thanh Long: Tượng trưng cho mùa Xuân, hướng Đông, thuộc Mộc.
  • Bạch Hổ: Tượng trưng cho mùa Thu, hướng Tây, thuộc hành Kim.
  • Chu Tước: Tượng trưng cho mùa Hạ, hướng Nam, thuộc hành Hỏa.
  • Huyền Vũ: Tượng trưng cho mùa Đông, hướng Bắc và hành Thủy.

Theo phong thủy nhà ở, vị trí Thanh Long nằm phía bên trái, ở vị trí cao, Bạch Hổ ở bên trái vị trí thấp, Chu Tước nằm ở phía trước ở vị trí sáng sủa, thông thoáng, còn Huyền Vũ nằm ở phía sau, cao và chắc chắn.

Xem thêm:

Tìm hiểu chi tiết tứ đại thần thú thượng cổ

Thanh Long (Rồng xanh) 青龙 (Mộc)

Thanh Long còn được gọi là Thương Long, là thần thú cổ đại của phương Đông, là thần thú đầu tiên trong truyền thuyết. Ta thường bắt gặp linh thú này trong rất nhiều lĩnh vực từ phong thủy, thiên văn học cho đến triết học với biểu tượng là con rồng xanh. Thanh Long được miêu tả có thân như rắn, đầu kỳ lân, đuôi cá chép, râu dài, có sừng như nai và 5 móng vuốt mang theo dáng vẻ dũng mãnh.

Thanh Long tứ đại thần thú thượng cổ với biểu tượng là con rồng xanh

Thanh Long tứ đại thần thú thượng cổ với biểu tượng là con rồng xanh

Bên cạnh đó, rồng được biết đến là biểu tượng linh thiêng trong văn hóa của người phương Đông. Thanh Long là biểu tượng của sự vĩnh hằng và sức mạnh tối cao của đất trời. Bởi chúng có những đặc điểm mạnh nhất trong muôn loài, có thể vừa đi dưới mặt đất, lướt trên những con sống và vừa có thể bay trên trời, xé gió cưỡi mây.

Thanh Long còn là biểu tượng của Đế Vương với quyền uy tối cao, bất khả xâm phạm. Vì vậy, Thanh Long là vị thần vừa uy nghiêm, lại vừa nhân ái, đem đến cho nhân loại nhiều ân huệ lớn lao.

Trong thiên văn học, chòm sao Thanh Long theo Thập nhị bát tú bao gồm: Cang Kim Long (rồng vàng), Giác Mộc Giao (cá sấu), Phòng Nhật Thố (thỏ), Đê Thổ Lạc (lạc đà), Tâm Nguyệt Hồ (cáo), Vĩ Hỏa Hổ (hổ) và Cơ Thủy Báo (báo).

Ở Việt Nam, sông Hồng chảy về phía Đông nên được cho rằng con sông này mang thế Thanh Long. Mang ý nghĩa về quyền lực, sức mạnh và đặc biệt tương hợp với những người thuộc hành Mộc.

Bạch Hổ 白虎 (Kim)

Bạch Hổ có biểu tượng là một con hổ trắng dũng mãnh. Tương truyền thủa sơ khai Bạch Hổ được sinh ra mang theo linh khí của đất trời với uy lực nhanh và dũng mãnh như tia sét.

Bạch Hổ - tứ đại thần thú trấn giữ phía Tây

Bạch Hổ – tứ đại thần thú trấn giữ phía Tây

Bên cạnh đó, Bạch Hổ cũng được mệnh danh là chúa tể của muôn loài, là thần thú trấn giữ bầu trời phía Tây, có thể trừ tà, diệt trừ yêu ma quỷ quái. Trong ngũ hành, phía Tây là chúc kim mang sắc trắng nên gọi là Bạch Hổ không phải bởi nó màu trắng mà tên gọi có từ trong ngũ hành.

Theo thiên văn học, chòm sao Bạch Hổ ở phía Tây là chòm Thập nhị bát tú bao gồm: Lâu Kim Cẩu (chó), Khuê Mộc Lang (sói), Vị Thổ Trĩ (chim Trĩ), Mão Nhật Kê (gà), Chủy Hỏa Hầu (khỉ) Tất Nguyệt Ô (quạ) và Sâm Thủy Viên (vượn).

Biểu tượng Bạch Hổ đó là sức mạnh, tốc độ, dứt khoát và tài trí. Theo phong thủy, Bạch Hổ là linh vật tốt cho những ai muốn nắm bắt thời cơ, thể hiện quyền uy và khả năng lãnh đạo.

Chu Tước 朱雀 (Hỏa)

Chu Tước có tên gọi khác là Chu Điểu là một trong bốn tứ đại linh thú, với biểu tượng một con chim màu đỏ đại diện cho hành Hỏa. Chu Tước có hình dáng hơi giống chim trĩ với lửa bao phủ xung quanh nên thường hay bị nhầm lẫn với chim phượng hoàng.

Thực chất, Chu Tước và phượng hoàng là 2 loài khác nhau nhưng nhiều triết gia phương Tây từng nhầm lẫn 2 loài này vì nó đều có ý nghĩa liên quan đến sự trường sinh.

Chu Tước - biểu tượng là một con chim màu đỏ

Chu Tước – biểu tượng là một con chim màu đỏ

Theo thiên văn học phương Đông, chòm sao Chu Tước nằm ở phía Nam trong Thập nhị bát tú bao gồm: Quỷ Kim Dương (dê), Tỉnh Mộc Hãn (bệ ngạn), Tinh Nhật Mã (ngựa), Liễu Thổ Chương (cheo cheo), Trương Nguyệt Lộc (nai), Dực Hỏa Xà (rắn) và Chẩn Thủy Dẫn (giun).

Biểu tượng Chu Tước là đại diện của sự đam mê cháy bỏng, sự trường sinh bất tử. Chu Tước được coi là vị thần cai quản mang đến ánh sáng cho muôn loài, với nguồn năng lượng mạnh mẽ, hơi ấm của sự sống.

Huyền Vũ 玄武 (Thủy)

Huyền Vũ có hình dáng con rắn quấn xung quanh con rùa, màu đen (huyền) và tượng trưng cho hành Thủy, phương Bắc. Sự kết hợp giữa rắn và rùa tạo cho linh vật này một sức mạnh tượng trưng và sự  trường tồn vĩnh cửu.

Huyền Vũ là sự kết hợp của rắn và rùa

Huyền Vũ là sự kết hợp của rắn và rùa

Theo truyền thuyết Trung Hoa, Huyền Vũ là con của thần Mặt trời và hoàng hậu nước Tịnh Lạc. Huyền Vũ bắt đầu tu đạo từ năm 15 tuổi, suốt 42 năm trời tu luyện trên núi Võ Đang thì đắc đạo thành tiên. Huyền Vũ đã trở thành Chân võ đại đế bởi có công lao trấn áp Tam thập lục thiên ma vương cõi âm.

Theo thiên văn học phương Đông, chòm sao Huyền Vũ nằm trong Thập nhị bát tú ở phương Bắc bao gồm: Ngưu Kim Ngưu (trâu), Đẩu Mộc Giải (cua), Nữ Thổ Bức (dơi), Nguy Nguyệt Yến (én), Hư Nhật Thử (chuột), Thất Hỏa Trư (lợn), Bích Thủy Du (cừu).

Còn theo truyền thuyết của người Việt, thì Huyền Vũ chính là Trấn Vũ là vị thần đã giúp đỡ cho vua An Dương Vương diệt trừ yêu ma, xây thành Cổ Loa với tên gọi là Thanh Giang sứ giả. Cho đến hiện nay thì thần Trấn Vũ vẫn được thờ bên trong đền Quán Thánh.

Ngoài ra, Huyền Vũ còn là biểu tượng của trí tuệ, sức mạnh và sự trường tồn của cuộc sống, giúp xua đuổi yêu ma, những điều xấu.

Ý nghĩa của tứ đại thần thú là gì?

Tứ đại thần thú trong văn hóa Trung Hoa

Trong văn hóa của Trung Quốc thì tứ đại thần thú là những biểu tượng quan trọng. Chúng tượng trưng cho bốn yếu tố, bốn phương trời, bốn mùa và cũng là biểu tượng của sức mạnh, sự cao quý, quyền uy, thanh khiết, trí tuệ và may mắn.

Tứ đại thần thú đã được lưu truyền qua nhiều thế kỷ nhưng cho đến nay vẫn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong nền văn hóa Trung Hoa hiện đại và cũng là niềm tự hào của người dân nơi đây.

Trong văn hóa Trung Hoa tứ đại thần thú là niềm tự hào của người dân

Trong văn hóa Trung Hoa tứ đại thần thú là niềm tự hào của người dân

Tứ đại thần thú trong đời sống hiện đại

Tứ đại thần thú không chỉ được sử dụng làm biểu tượng của nền văn hóa truyền thống Trung Hoa, mà còn xuất hiện nhiều trong đời sống hiện đại. Hình ảnh tứ đại thần thú được sử dụng trong các lĩnh vực như:

  • Văn hóa: Tứ đại thần thú được sử dụng trong công trình kiến trúc, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ thờ cúng,…
  • Thời trang: Hình ảnh tứ đại thần thú được sử dụng trong thiết kế trang sức, thiết kế thời trang….
  • Giải trí: Tứ đại thần thú được sử dụng trong các bộ phim, game, truyện…

Tứ đại thần thú trong văn học

Trong văn học, hình ảnh tứ đại thần thú cũng là những đề tài được thể hiện phổ biến trong văn học Trung Hoa. Hình ảnh của chúng được sử dụng trong các tác phẩm tiểu thuyết, thơ ca, truyện ngắn……

Tứ đại thần thú được chạm khắc trong các công trình kiến trúc

Tứ đại thần thú được chạm khắc trong các công trình kiến trúc

Ngoài ra, tứ đại thần thú là những đề tài được thể hiện phổ biến trong nhiều tác phẩm nghệ thuật Trung Hoa. Với các công trình kiến trúc, hình ảnh tứ đại thần thú thường được chạm khắc ở vị trí quan trọng như mái nhà, cột trụ, cổng ra vào…

Trong đồ thờ cúng, thì tứ đại thần thú được sử dụng để làm vật trang trí đồ thờ cúng như: đinh đồng, lư hương, bát hương…Trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, tứ đại thần thú thường được dùng để trang trí vật phẩm thủ công mỹ nghệ, tranh vẽ, đồ gốm sứ,…

Như vậy, qua bài viết này chúng ta đã hiểu hơn về truyền thuyết tứ đại thần thú là gì cũng như những ý nghĩa khác nhau trong phong thủy, triết học, văn học của tứ tượng này. Mong rằng những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích.

Bài viết liên quan