Từ đồng âm là gì lớp 5? Phân loại, ví dụ và bài tập áp dụng

17 Tháng Tám, 2023 106 Tuyentb

Trong văn học hay trong cuộc sống hàng ngày chúng ta bắt gặp rất nhiều hiện tượng các từ đồng âm nhưng khác nghĩa trong tiếng Việt. Vậy từ đồng âm là gì? Từ đồng âm có những loại nào và làm thế nào để nhận biết được từ đồng âm. Hãy cùng sieusach.info giải đáp thắc mắc qua bài viết sau đây nhé!

Từ đồng âm là gì?

Theo khái niệm từ đồng âm lớp 5 môn tiếng Việt, thì từ đồng âm là những từ có cách phát âm giống nhau về mặt âm thanh, hoặc trùng nhau về hình thức viết nhưng lại mang ý nghĩa khác nhau hoàn toàn. Do đó, nhiều người còn có cách gọi là từ đồng âm dị nghĩa hay từ đồng âm khác nghĩa.

Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng ngữ nghĩa khác nhau

Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng ngữ nghĩa khác nhau

Ví dụ về từ đồng âm:

Mẹ tôi đậu xe lại bên đường để mua cho tôi một gói xôi đậu xanh.

Trong ví dụ này:

  • Từ “đậu” thứ nhất để chỉ hành động dừng, đỗ xe.
  • Từ “đậu” thứ 2 để chỉ một món ăn.

→ Hai từ đậu trong câu chính là 2 từ đồng âm vì chúng giống nhau về âm nhưng khác nhau về mặt ngữ nghĩa.

Về cơ bản, các từ đồng âm có cách đọc, viết hoàn toàn giống nhau. Cho nên, để phân biệt các từ đồng âm trong tiếng Việt nếu chỉ dựa vào hình thức, mà không xem xét về mặt ngữ nghĩa sẽ rất khó phân biệt.

Bên cạnh đó, nhiều học sinh lớp 5 khi học từ đồng âm còn hay nhầm lẫn giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Nguyên nhân là do từ nhiều nghĩa có nhiều nghĩa khác nhau, có tính chất gợi nghĩa, tương tự như biện pháp ẩn dụ, hoán dụ.

Còn các từ đồng âm khi được viết bằng chữ Quốc ngữ sẽ giống nhau vì cùng âm đọc.Tóm lại, từ đồng âm mặc dù giống nhau về mặt âm thanh nhưng khác nhau về mặt ngữ nghĩa, không liên quan đến nhau.

Phân loại từ đồng âm

Sau khi tìm hiểu thế nào là từ đồng âm, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các loại từ đồng âm trong tiếng Việt. Theo đó, từ đồng âm chia làm 4 loại chính:

Đồng âm từ vựng

Các từ giống nhau về cách đọc nhưng mang nghĩa khác nhau hoàn toàn.

Ví dụ: Hôm nay, má tôi đi chợ mua rau má.

Từ “má” đầu tiên chỉ người, nghĩa là mẹ, từ “má” thứ 2 chỉ một loại rau

 → 2 từ này phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau.

Các loại từ đồng âm trong tiếng Việt

Các loại từ đồng âm trong tiếng Việt

Đồng âm từ vựng – ngữ pháp

Các từ đồng âm giống nhau về cách đọc nhưng khác về từ loại.

Ví dụ:

  • Trong lớp Nam không nghe giảng nên đã đặt câu sai ngữ pháp.
  • Hôm nay, ông nội tôi đi câu cá cả buổi sáng.

→ 2 câu trên có cùng từ “câu”, trong đó “câu” ở trên là động từ còn “câu” ở ví dụ dưới là danh từ.

Đồng âm từ với tiếng

Những từ đồng âm thuộc nhóm này có điểm khác biệt là cấp độ và số lượng ngữ âm của mỗi từ không vượt quá một tiếng.

Ví dụ:

  • Em bị bạn Nam cốc vào đầu.
  • Cái cốc trên bàn bị vỡ.

Đồng âm qua phiên dịch

Đây là một trường hợp đặc biệt khi các từ đồng âm với nhau khi được phiên âm từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

Ví dụ:

  • Nam học kỳ II này học sút hơn học kỳ I.
  • Quang Hải là một chân sút nổi tiếng ở Việt Nam.

Tác dụng của từ đồng âm

Trong văn học, đặc biệt là trong các hình thức văn học dân gian, từ đồng âm được xuất hiện khá nhiều. Người xưa thường sử dụng từ đồng âm sáng tác thơ ca với mục đích chủ yếu là chơi chữ. Bởi dựa vào hiện tượng đồng âm, nên khi sử dụng sẽ tạo ra được các câu nói mang nhiều nghĩa khác nhau. Điều này đem lại nhiều sự thú vị, bất ngờ cho người đọc.

Từ đồng âm thường được dùng để chơi chữ

Từ đồng âm thường được dùng để chơi chữ

Bên cạnh đó, từ đồng âm cũng được sử dụng để nhấn mạnh trong câu, tạo sự liên tưởng, châm biếm hay chế giễu.

Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Trong giao tiếp tiếng Việt, chúng ta thường rất dễ nhầm lẫn từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Để nhận biết được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ta có thể dựa vào một số tiêu chí sau:

Tiêu chí phân biệt Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa
Về ngữ nghĩa

Là hiện tượng chuyển nghĩa của từ khiến cho các nghĩa của từ mang nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Là từ chuyển nghĩa giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Về khả năng thay thế của từ

Không thể thay thế vì mỗi từ đồng âm đều mang nghĩa gốc.

Có thể thay thế vì từ nhiều nghĩa được sử dụng với  nghĩa chuyển bằng 1 từ khác.

Những lưu ý khi sử dụng từ đồng âm

Bản chất những từ đồng âm có cách phát âm như nhau nhưng nghĩa khác nhau. Cho nên khi sử dụng trong giao tiếp, người nói và người nghe cần chú ý và hiểu theo ngữ cảnh để tránh gây hiểu sai nghĩa, dẫn đến hiểu lầm.

Một số lưu ý khi sử dụng từ đồng âm trong giao tiếp

Một số lưu ý khi sử dụng từ đồng âm trong giao tiếp

Bên cạnh đó, khi giao tiếp tránh sử dụng từ đồng âm khi giao tiếp với người lớn tuổi, người lạ. Nếu có sử dụng thì nên thêm các thành phần phụ để người nghe có thể hiểu rõ ý nghĩa của câu đó. Trong trường hợp giao tiếp không quá trang trọng thì khuyến khích sử dụng từ đồng âm sẽ giúp câu nói dí dỏm, hài hước hơn.

Bài tập ví dụ về từ đồng âm lớp 5 hay gặp

Bài tập 1: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm dưới đây:

  1. Đậu nành – thi đậu – đất lành chim đậu
  2. Chỉ đường – chiếu chỉ – sợi chỉ – chỉ vàng
  3. Bò kéo xe – cua bò – hai bò gạo.

Lời giải:

a) Đậu nành: Tên một loại họ đậu

Thi đậu: Nói về việc thi đỗ nguyện vọng nào đó mà bản thân mong muốn.

Đất lành chim đậu: Chỉ hành động của con chim khi đứng trên mặt đất.

b) Chỉ đường: Là hành động gợi ý, hướng dẫn, hay cung cấp thông tin cho ai đó.

Chiếu chỉ: Mệnh lệnh, thông báo của vua chúa thời xưa.

Sợi chỉ: Chỉ một vật dạng mảnh, dài, dùng để thêu thùa, may vá.

Chỉ vàng: Nói về đơn vị đo lường khối lượng của vàng

c) kéo xe: Nói về loài động vật là con bò

Cua : Nói về hành động di chuyển bằng chân của con cua trên mặt đất.

Hai gạo: Là đơn vị đo lường

Bài tập 2: Hãy đặt câu với từ đồng âm cho dưới đây: mọc, chiếu, kén.

Lời giải:

Mọc:

  • Những đám cỏ dại mọc um tùm trên cánh đồng bỏ hoang.
  • Những người bán hàng rong mời mọc người mua rất nhiệt tình

Chiếu:

  • Bà ngoại em mới mua một chiếc chiếu mới cho em.
  • Bạn Lan đang dùng máy chiếu để thuyết trình bài tập trước cả lớp.

Kén:

  • Anh họ tôi là một người rất kén ăn.
  • Những người nông dân đang cẩn thận xếp từng chiếc kén tằm.

Bài tập 3: Gạch chân các cặp từ đồng âm có ở trong mỗi câu sau và phân biệt nghĩa của mỗi từ đó.

  1. Hải đá bóng vào hàng rào được làm bằng đá.
  2. Mai cầm quyển truyện trên giá để xem giá.

Lời giải:

a) Đá (1): Là hành động đưa chân và hất mạnh về phía trước hoặc sau.

Đá (2): Chỉ một vật liệu rất cứng

b) Giá (1): Chỉ đồ vật dùng để đựng, treo hoặc vật gì đó.

Giá (2): Là giá trị của đồ vật được quy đổi bằng tiền.

Với bài viết về từ đồng âm là gì, cách phân lại và phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn và nắm được phần kiến thức về từ đồng âm trong tiếng Việt để vận dụng để làm bài tập chính xác.

Xem thêm:

Bài viết liên quan