Tự mãn là gì? Biểu hiện của người tự mãn và cách khắc phục

26 Tháng Năm, 2023 106 Tuyentb

Tự mãn là gì? Là căn bệnh ngầm không chỉ khiến bạn mất đi các mối quan hệ thân thiết mà còn làm ảnh hưởng tới hành trình sự nghiệp. Để biết rõ biểu hiện, tác hại cũng như cách khắc phục tự mãn thì bạn đừng bỏ qua bất kỳ thông tin nào dưới đây của sieusach.info

Tự mãn là gì? Tự mãn tiếng anh là gì?

Có rất nhiều khái niệm được đưa ra để giải thích tự mãn nghĩa là gì. Tự mãn trong tiếng Anh là complacent, là thuật ngữ được sử dụng để chỉ đặc trưng tính cách của con người. Theo từ điển tiếng Việt, tự mãn là một tính cách hay một cảm xúc luôn thấy thỏa mãn với những gì mình làm được mà không cần cố gắng hơn nữa.

Tự mãn là một tính xấu của con người

Tự mãn là một tính xấu của con người

Sự tự mãn được thể hiện trong nhiều lĩnh vực cả vật chất lẫn tinh thần. Họ luôn nghĩ rằng họ làm được những gì người khác đang cố gắng làm. Ngày nay, sự tự mãn còn được mọi người “lồng ghép” với nhiều cách diễn đạt khác nhau.

Chẳng hạn như với cộng đồng mạng, họ ám chỉ những người tự mãn bằng cụm từ “ảo tưởng sức mạnh”. Hay các nhà khoa học cũng đưa ra thuật ngữ “yêu thích sự vượt trội” để chỉ những người có thái độ sống tự mãn.

Dù biết tự mãn là xấu nhưng nó vẫn luôn xuất hiện trong đời sống hàng ngày. Có một ranh giới vô cùng mong manh giữa tự mãn và tự tin.

Ví dụ: Trong một công ty, người lãnh đạo luôn cảm thấy tự tin với khả năng của mình, luôn cho rằng mình đúng và không nghe theo bất kỳ ý kiến của nhân viên. Chính vì vậy mà người lãnh đạo đó không nhận thấy được sự yếu kém của bản thân để thay đổi, cố gắng trong công việc. Điều này sẽ khiến công ty suy sụp, nhân viên chán nản.

Biểu hiện của tự mãn là gì?

Không phải ai cũng có thể nhận ra mình đang tự mãn vì tự mãn đôi khi là một biến tướng của sự tự tin không được kiểm soát tốt. Dưới đây là một số biểu hiện của những người tự mãn

Luôn cho rằng mình đúng

Đây là biểu hiện dễ dàng nhận biết nhất của người tự mãn. Những người tự tin thái quá luôn nhìn nhận mọi việc một cách phiến diện nên luôn cho rằng mình đúng và coi thường ý kiến của người khác.

Người tự mãn sẽ không bao giờ nhận mình sai trong bất kỳ tình huống nào. Điều này tạo ấn tượng không tốt với mọi người xung quanh. Nếu không sửa đổi thì bạn rất khó có thể giao tiếp và làm việc với mọi người.

Luôn cho rằng mình đúng, coi thường người khác

Luôn cho rằng mình đúng, coi thường người khác

Xem mình là trung tâm của vũ trụ

Tính cách tự mãn khiến họ luôn nghĩ mình đúng, bản thân rất quan trọng đối với mọi người. Do đó, họ luôn muốn quan tâm và nhắc tới trong công việc, cuộc sống. Khi làm bất kỳ việc gì dù lớn hay nhỏ thì người tự mãn có xu hướng phóng to, quan trọng hóa mọi việc.

Người tự mãn luôn nghĩ mình là người tài giỏi, không cần tới bất kỳ ai nên có xu hướng không thích lắng nghe ý kiến của người khác dù đó là những lời khuyên chân thành. Theo thời gian, với thói quen tai hại này sẽ khiến bạn trở thành người ích kỷ, tự lợi và luôn so đo, ghen tỵ với người giỏi hơn mình.

Luôn kể về thành tích của mình

Tương tự như người ba hoa, người có tính cách tự mãn thường rất hay nói về thành tích của bản thân. Họ coi việc khoe khoang những gì mình đạt được hay thổi phồng sự việc lên là niềm vui. Họ nói rất nhiều về thành thích, những việc mà mình đã làm được cho công ty, với mọi người,…

Luôn tỏ thái độ khinh thường người khác

Khó có ai có thể lọt vào mắt của những người có tính cách tự mãn. Họ luôn tin rằng mình là người giỏi nhất, không ai bằng mình. Nhóm người này có thái độ trịnh thượng, khá bảo thủ và độc đoán, coi thường mọi người xung quanh.

Luôn tỏ thái độ khinh thường người khác

Luôn tỏ thái độ khinh thường người khác

Tính cách này sẽ khiến cho người tự mãn dễ bị cô lập bởi những người xung quanh. Nhưng họ lại nghĩ rằng vì mình giỏi nên bị mọi người ghen tỵ. Điều này chỉ khiến căn bệnh tự mãn trở nên trầm trọng, việc giao tiếp và kết nối với mọi người xung quanh khó khăn hơn.

Vô lễ với cấp trên, người lớn tuổi

Có lẽ, biểu hiện gây khó chịu nhất của người tự mãn đó chính là thái độ vô lễ. Luôn tự nhận là trung tâm của vũ trụ nên họ coi thường, thiếu tôn trọng với người lớn tuổi hơn mình thậm chí là quản lý, cấp trên. Thái độ vô cùng xấc xược, không xem ý kiến của cấp trên, người lớn ra gì. Đôi khi họ còn bày tỏ thái độ xỉ nhục người lớn.

Nguyên nhân của sự tự mãn

Tự mãn xuất phát từ tâm lý luôn nghĩ mình người đứng đầu

Người yêu thích sự vượt trội, luôn cho rằng mình hơn người khác, đứng đầu thì rất dễ dẫn đến thái độ tự mãn. Những người tự mãn luôn nghĩ rằng mình là người đứng đầu, làm tốt nhất, lĩnh vực nào cũng giỏi nhưng thực tế thì hoàn toàn trái ngược. Họ chỉ giỏi nói chứ khi làm thì không đến đâu. Dẫu vậy họ vẫn luôn tỏ thái độ khinh thường người khác, đề cao bản thân mình.

Suy nghĩ nông cạn, tỏ ra hiểu biết

Nguyên nhân của tính cách tự mãn một phần là đến từ việc hiểu biết chưa đủ sâu về cuộc sống. Những người này rất hay coi thường và bỏ qua những gì mọi người quan tâm, xem chuyện của mình mới là tốt nhất. Đồng thời, luôn hạ thấp mục tiêu của mọi người, cho rằng người khác rất tầm thường không đáng để họ bận tâm và mục tiêu của bạn thân họ mới là cao nhất.

Tác hại của bệnh tự mãn

Tự mãn khiến cho nhiều người ảo tưởng về sức mạnh của bản thân dẫn tới sự chủ quan, tụt hậu. Căn bệnh tự mãn mang đến nhiều tác hại, ảnh hưởng đến sự nghiệp và cuộc sống của bạn. Tác hại của bệnh tự mãn đó là:

Tính tự mãn gây trì trệ công việc

Như đã đề cập ở trên, người tự mãn luôn cho rằng bản thân mình sẽ làm tốt nên không cần thời gian như người khác. Điều này hình thành tâm lý ỷ lại, không có kế hoạch cụ thể dẫn tới việc “nước đến chân mới nhảy”. Luôn để việc đến hạn mới làm và tin rằng mình làm tốt mọi thứ. Nếu tình trạng này kéo dài công việc chắc chắn sẽ gặp vấn đề, trì trệ và kết quả không cao.

Công việc bị ảnh hưởng

Công việc bị ảnh hưởng

Mất đi nhiều mối quan hệ

Việc một người luôn cho rằng mình giỏi, khoe khoang quá nhiều thành tích của mình thường khiến người xung quanh khó chịu. Tính tự mãn khiến con người ta chỉ tin vào suy nghĩ của bản thân, muốn mọi người nghe theo khi làm việc nhóm. Vậy nên, rất dễ xảy ra những bất đồng làm ảnh hưởng tới hiệu quả chung. Kéo theo đó là mối quan hệ trở nên xa cách, không ai muốn đồng hành với người không lắng nghe ý kiến người khác.

Ảnh hưởng tới quá trình thăng tiến trong công việc

Luôn thỏa mãn với những gì mình đạt được khiến cho người tự mãn có tâm lý không cần phải cố gắng hơn nữa. Nếu tự tin thái quá và hài lòng sớm về những thứ mình đã đạt được, không cố gắng và chuẩn bị hành trang phát triển trong tương lai thì rất dễ bị thụt lùi.

Cách khắc phục tính tự mãn

Tự mãn là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới sự nghiệp phát triển của bạn. Tự mãn khiến cho bạn ngày càng chủ quan, ảo tưởng về khả năng của bản thân; về lâu dài sẽ khiến bạn tụt hậu, không phát huy hết tài năng trong công việc. Vậy nên, bạn cần phải khắc phục tính tự mãn của bản thân.

Để chữa được căn bệnh tự mãn trước hết bạn phải biết nguyên nhân đến từ đâu để có biện pháp khắc phục phù hợp nhất. Bên cạnh đó, bạn cần phải điều chỉnh sự chủ quan, kiêu ngạo của bản thân để nhận ra những giá trị trong cuộc sống, giảm đi tính tự mãn, hòa đồng hơn với mọi người. Hãy kiểm soát bản thân thật tốt, phấn đấu nỗ lực không ngừng, khiêm tốn và không ngủ quên trên chiến thắng.

Với các thông tin có trong bài viết “Tự mãn là gì? Biểu hiện của người tự mãn và cách khắc phục” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Truy cập sieusach.info để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác

Bài viết liên quan