Văn học trung đại là gì? Các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam

23 Tháng Mười Hai, 2023 106 Tuyentb

Văn học trung đại là thời kỳ dài nhất và cũng đạt nhiều thành tựu nhất trong lịch sử văn học. Vậy văn học trung đại là gì? Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại ra sao? Những tác phẩm nào tiêu biểu trong thời kỳ này? Cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.

Văn học trung đại là gì?

Văn học trung đại là một chủ đề bao quát với các hoạt động chủ yếu là phê bình, sáng tác các tác phẩm truyền lại bằng văn bản hoặc theo trí nhớ. Văn học của thời kỳ này tính từ hậu Công Nguyên đến trước cách mạng công nghiệp.

Văn học trung đại y tính từ hậu Công Nguyên đến trước cách mạng công nghiệp

Văn học trung đại tính từ hậu Công Nguyên đến trước cách mạng công nghiệp

Các tác phẩm văn học trung đại cũng rất phong phú đa dạng, từ tông giáo thế tục, từ thiêng liêng cao cả cho đến bình dị chất phác. Điều này đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của thể loại này ngay cả ở hậu kì hiện đại cũng không phát huy được bằng.

Xem thêm:

Văn học trung đại Việt Nam là gì?

Văn học trung đại Việt Nam là cụm từ dùng để miêu tả những tác phẩm văn học bằng chữ Nôm hoặc chữ Hán sáng trác trong thời gian từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIX, bởi các tác giả người Việt.

Dựa theo nhiều nghiên cứu về thể loại văn học trung đại gồm có thơ, văn xuôi và văn biểu ngữ. Trong đó thơ và văn biểu ngữ được nhiều tác giả sử dụng nhất còn văn xuôi ít được ưa chuộng trong giai đoạn này.

Hầu hết các sáng tác đều được viết bằng chữ Hán cho đến thế kỉ XVI xuất hiện một số tác phẩm viết bằng chữ Nôm, và bắt đầu từ thế kỉ XVIII cho đến nửa đầu thế kỉ XIX khi đó các truyện, thơ Nôm mới phát triển rực rỡ.

Thời kỳ đầu do vẫn còn chịu ảnh hưởng của văn học dân gian nên còn có nhiều yếu tố kỳ ảo. Về sau thơ, văn đã tiến gần đến với chủ nghĩa hiện thực nhiều hơn, được chưa chuộng hơn.

Các giai đoạn văn học trung đại Việt Nam

Văn học chữ Hán

Văn học trung đại Việt Nam đầu tiên tiếp nhận các tinh hoa văn học chữ Hán. Thời kỳ này, văn học chữ Hán là phương tiện duy nhất giúp người Việt có thể tiếp cận các tư tưởng Á Đông cổ đại trong các văn bản Hán tự cổ đại ở Trung Quốc.

Văn học chữ Hán

Văn học chữ Hán

Các thể loại văn học trung đại chữ Hán có rất nhiều như: hịch, chiếu, biểu, cáo, truyện truyền kì, tiểu thuyết, ký sự, chương hồi, thơ cổ phong, phú, thơ Đường luật… Mỗi loại có những tác phẩm và thành tựu riêng biệt.

Văn học chữ Nôm

Hiện chưa có văn kiện chính thức nào khẳng định chữ Nôm xuất hiện từ thế kỷ X, song cho đến thế kỷ XV thì số lượng bài thơ Nôm đã tăng lên đáng kể. Điểm mấu chốt của văn học chữ Nôm đó chính là sự gần gũi, dễ tiếp cận, không có quá nhiều điển tích, điển cố như văn học chữ Hán. Bên cạnh đó, văn học chữ Nôm chủ yếu phát triển ở mảng thơ ca còn văn xuôi, biểu ngữ lại khá ít tác phẩm.

Thơ Nôm Đường Luật là một trong những thể loại phát triển mạnh

Thơ Nôm Đường Luật là một trong những thể loại phát triển mạnh

Một trong những thành tựu phải kể đến trong văn học chữ Nôm đó là sự phát triển đạt đỉnh của thơ Nôm Đường Luật. Trong đó phải kể đến các tác giả nổi tiếng như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hàn Thuyên, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương đã thực sự dùng chữ Nôm để làm thơ, khiến cho thơ Nôm vừa giàu tình cảm lại ý nghĩa. Từ đó văn học trung đại mới trở nên nổi tiếng và được nhiều người sử dụng chữ Nôm thay cho chữ Hán.

Văn học chữ Nôm ra đời cũng là một trong những nền móng cơ bản của văn hóa Việt Nam. Thay thế cho chữ Hán vốn không thể phản ánh hết được sự sinh động, tâm tư, tình cảm của con người Việt, vốn là một nền văn hóa vô cùng khác biệt.

Các thể loại văn học trung đại Việt Nam nổi tiếng nhất

Mỗi thể loại văn học trung đại sẽ sử dụng cho một mục đích khác nhau. Cụ thể:

  • Thơ: Sử dụng bố cục chặt chẽ, gieo vần thú vị, tạo nên sự lãng mạn trong thơ ca trung đại. Một số thể loại thơ văn nổi tiếng là tuyển tập thơ Đường Luật (chữ Hán), thơ Nôm Đường Luật (Quốc Âm thi tập – Nguyễn Trãi, Hồng Đức Quốc Âm thi tập – Lê Thánh Tông), các tác phẩm thơ Nôm nữ tính, trữ tình của Hồ Xuân Hương…
Các loại văn học trung đại đặc trưng

Các loại văn học trung đại đặc trưng

  • Văn xuôi: Đây là dạng văn học phổ biến với các nhánh nhỏ như: văn tự sự, chiếu, biểu, hịch, cáo, bình, phí, chương.
  • Văn biền ngẫu: Là thể loại văn học dân gian đối đáp sử dụng các yếu tố đối ngẫu, tạo thành các cặp câu có tính liên kết về bố cục. Văn biền ngẫu thường được dùng để thi tài thơ ca, để thử thách sự nhanh trí, linh hoạt của con người trong việc sử dụng ngôn từ.

Các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam

Theo thống kê trong chương trình học từ văn học trung đại lớp 9 đến lớp 11 các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam gồm có một số tác phẩm tiêu biểu, đó là:

Thể loại Tên tác phẩm Tác giả Thời gian ra đời
1 Thất ngôn tứ tuyệt Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão Triều đại nhà Trần trong cuộc

chống quân Mông – Nguyên  vào năm 1258 đến 1288.

2 Thất ngôn Đường luật Cảnh ngày hè Nguyễn Trãi Triều đại nhà Lê, bài số 43, thuộc mục Bảo kính cảnh giới (gồm 61 bài) trong Quốc âm thi tập.
3 Ngũ ngôn tứ tuyệt Vận nước (Quốc tộ) Pháp Thuận Triều đại nhà Lê khoảng năm 981 đến 982.
4 Thất ngôn bát cú đường luật Nhàn Nguyễn Bỉnh Khiêm Triều đại nhà Mạc

( TK XVI).

5 Thất ngôn bát cú đường luật Đọc Tiểu Thanh kí Nguyễn Du Ra đời vào cuối TK 19.
6 Kệ Cáo bệnh, bảo mọi người Mãn Giác Triều đại nhà Lý cuối năm 1096
7 Thất ngôn tuyệt cú đường luật Hứng trở về Nguyễn Trung Ngạn Khoảng năm 1314-1315, khi ông được cử đi sứ sang nhà Nguyên đáp lễ.
8 Cáo Đại cáo bình Ngô Nguyễn Trãi Triều đại nhà Lê vào cuối năm 1427 đầu 1428.
9 Phú Phú sông Bạch Đằng Trương Hán Siêu Triều đại nhà Trần, khoảng sau 50 năm sau cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên giành thắng lợi

( thế kỷ 14)

10 Bài tựa Trích diễm thi tập Hoàng Đức Lương Triều đại nhà Lê năm 1497.
11 Văn bia Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Thân Nhân Trung Thời Hồng Đức năm 1484.
12 Thái sư Trần Thủ Độ Ngô Sĩ Liên Hoàn tất vào năm 1479
13 Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn Ngô Sĩ Liên Hoàn tất tác phẩm vào năm 1479
14 Truyện truyền kì Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Nguyễn Dữ Viết vào nửa đầu thế kỉ XVI
15 Song thất lục bát Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm Ra đời vào triều đại vua Lê Hiển Tông
16 Lục bát Truyện Kiều Nguyễn Du Từ 1814-1820
17 Vào phủ chúa Trịnh Lê Hữu Trác Hoàn thiện năm 1783 thời vua Lê chúa Trịnh
18 Thất ngôn bát cú đường luật (chữ Nôm) Tự tình Hồ Xuân Hương Khoảng cuối TK 18 đến nửa cuối TK 19
19 Thất ngôn bát cú đường luật (chữ Nôm) Câu cá mùa thu Nguyễn Khuyến Khoảng thời gian khi nhà thơ ở  ẩn (1884-1909).
20 Thất ngôn bát cú đường luật (chữ Nôm) Thương vợ Trần Tế Xương 1896-1897
21 Bản dịch: Song thất lục bát Khóc Dương Khuê Nguyễn Khuyến Viết năm 1902
22 Thất ngôn bát cú đường luật Vịnh khoa thi Hương Trần Tế Xương Ra đời vào kỳ thi Hương năm Đinh Dậu – 1897
23 Hát nói Bài ca ngất ngưởng Nguyễn Công Trứ Sáng tác khi nhà thơ cáo quan về quê sau năm 1848
24 Thể hành Bài ca ngắn đi trên bãi cát Cao Bá Quát Sáng tác khi nhà thơ đi qua qua các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị (1832).
25 Truyện thơ Nôm Lẽ thương mình Nguyễn Đình Chiểu Khoảng đầu thế kỉ XIX
26 Thất ngôn bát cú đường luật Chạy giặc Nguyễn Đình Chiểu Khi bị thực dân Pháp tấn công 2/1859
27 Hát nói Bài ca phong cảnh Hương Sơn Chu Mạnh Trinh Viết vào khoảng cuối TK 19.
28 Văn tế thể phú luật Đường Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Nguyễn Đình Chiểu Viết năm 1861
29 Chiếu Chiếu cầu hiền Ngô Thì Nhậm Khoảng năm 1788-1789.
30 Điều trần Xin lập khoa luật Nguyễn Trường Tộ Sáng tác 1867.

 

Trên đây là những chia sẻ về văn học trung đại là gì cũng như các đặc điểm của văn học trung đại Việt Nam và các tác phẩm thời kỳ này. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi tổng hợp sẽ giúp bạn có thêm kiến thức phần này, đặc biệt là những bạn học sinh có thể ôn tập văn học trung đại Việt Nam được tốt nhất.

Bài viết liên quan