Vòng đời của bướm – Sơ đồ quá trình phát triển của sâu bướm

30 Tháng Ba, 2024 106 Tuyentb

Bướm là loài côn trùng có ở khắp mọi nơi nhất là những khu vực có thực vật có hoa. Tuy nhiên, ít ai biết đến vòng đời phát triển của sâu bướm trải qua những giai đoạn nào. Cùng sieusach.info tìm hiểu rõ hơn qua bài viết chi tiết dưới đây để đi tìm câu trả lời cho mình nhé!

Sơ lược về sâu bướm

Sâu bướm là ấu trùng của bướm hay loài bướm đêm, thường xuất hiện ở các loại cây như cây ổi, chuối, cây bàng,….thân của chúng được bao quanh bởi các sợi lông chứa độc, gây ngứa khi chạm phải.

Sâu bướm là ấu trùng của bướm sống  hầu hết ở khắp nơi trên thế giới

Sâu bướm là ấu trùng của bướm sống  hầu hết ở khắp nơi trên thế giới

Sâu bướm rất phổ biến ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Việt Nam. Rất ít khi thấy bướm sống ở các vùng có khí hậu lạnh, cũng như sa mạc hay vùng cao nguyên. Ngay cả khi còn là ấu trùng cho đến khi trở thành sâu trưởng thành thì chúng đều mang sợi lông chứa độc tố gây ngứa, khiến nhiều người khi tiếp xúc với da có thể gây chóng mặt, buồn nôn…

Vòng đời của bướm bao nhiêu ngày?

Để đạt được đến hình thái trưởng thành là con bướm thì sẽ mất khoảng 30 ngày hoặc tùy theo các tác nhân bên ngoài.

Vòng đời phát triển của bướm khoảng 30 ngày

Vòng đời phát triển của bướm khoảng 30 ngày

Vòng đời của bướm qua những giai đoạn nào?

Vòng đời của bướm gồm có 4 giai đoạn trong quá trình biến thái đó là: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Dưới đây là 4 giai đoạn trong quá trình phát triển vòng đời của bướm:

Trứng

Khi thời tiết vào xuân, hè hoặc thu, bướm cái sẽ giao phối với bướm đực và đến thời kỳ đẻ trứng, chúng sẽ đẻ trên cây. Khi đó trứng bướm sẽ dính chặt và nơi được đặt, giữ không bị rơi xuống đất, và nơi này cũng sẽ trở thành thức ăn cho sâu bướm nở.

Trứng bướm dính chặt ở nơi được đặt

Trứng bướm dính chặt ở nơi được đặt

Đối với loài bướm vua có sự khác biệt hơn một chút, chúng thường thả trứng phân tán, đơn lẻ trên nhiều cây. Một số khác thì đặt trứng cùng nhau và trứng sẽ sống thành cụm ở những giai đoạn đầu của vòng đời. Thời gian trứng nở phụ thuộc vào loài và các yếu tố từ môi trường, thường mất 3-8 ngày..

Ấu trùng

Khi điều kiện trong trứng được đáp ứng thì giai đoạn này trứng sẽ phá bỏ lớp vỏ và chui ra gọi là ấu trùng. Đối với các loài bướm và bướm đêm thì ấu trùng này được gọi là sâu bướm.

Ở hầu hết các loài đẻ trứng, sau khi chui ra từ vỏ trứng thì bữa ăn đầu tiên chính là vỏ trứng đó. Bởi vỏ trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để sâu bướm có thể phát triển, sau đó chúng sẽ tiếp tục ăn cây ký chủ.

Ở quá trình phát triển của sâu bướm, chúng sẽ phải trải qua nhiều lần lột xác, mỗi lần lột xác sâu bướm sẽ trở nên to hơn, và để lại lớp da còn sót lại. Chúng ăn liên tục không ngừng nghỉ và chỉ ngừng ăn vào thời kỳ lột da. Thông thường, sâu bướm cũng ăn luôn lớp da để bổ sung dưỡng chất protein.

Giai đoạn ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác

Giai đoạn ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác

Sâu bướm có thể sẽ phát triển gấp 100 lần so với kích thước của chúng ở giai đoạn trước. Ở giai đoạn này, sâu bướm chỉ ăn, thải phân, lột xác, sau đó lại ăn, thải phân, lột xác. Thức ăn được ăn vào thời điểm này chủ yếu để lưu trữ và sử dụng sau này khi chúng trưởng thành.

Một khi sâu bướm đã sẵn sàng hóa nhộng, chúng sẽ “lang thang” trên cây ký chủ và tìm kiếm một nơi an toàn để “gửi thân”. Khi tìm được địa điểm phù hợp thì sâu bướm sẽ tạo ra một lớp da đặc, khỏe và dày, để làm cho lớp vỏ cuối cùng của nó bị ố.

Nhộng

Giai đoạn nhộng là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất trong vòng đời phát triển của bướm. Giai đoạn này vòng đời của bướm kéo dài từ vài tuần cho đến một tháng, thậm chí có thể lâu hơn, một số loài có giai đoạn nhộng kéo dài 2 năm.

Thông thường, giai đoạn này được gọi là giai đoạn nghỉ ngơi, nhưng sự thật thì chúng không nghỉ ngơi chút nào. Con nhộng sẽ không ăn và cũng không di chuyển trong thời gian này. Chỉ cần một cái chạm nhẹ cũng có thể khiến chúng rơi xuống đất.

Giai đoạn nhộng - sâu bướm không ăn cũng không di chuyển

Giai đoạn nhộng – sâu bướm không ăn cũng không di chuyển

Trong giai đoạn nhộng, sâu bướm sẽ bị phá vỡ qua quá trình đó là quá trình phân hủy. Các nhóm đặc biệt của tế bào biến đổi, chưa được kích hoạt trong giai đoạn sâu bướm. Các nhóm tế bào histoblasts lúc này bắt đầu quá trình sinh hóa, chuyển đổi sâu bướm với cấu trúc thành một con bướm. Chúng sẽ trở thành cánh, chân, mắt và các bộ phận khác của bướm trưởng thành.

Một khi có sự biến đổi trong cơ thể của con nhộng hoàn thành thì con bướm sẽ nghỉ ngơi cho đến khi có tín hiệu báo thời gian phù hợp để xuất hiện. Đó là các tín hiệu về ánh sáng hoặc nhiệt độ, hóa học, hoặc thậm chí là các kích hoạt nội tiết tố có thể sẽ bắt đầu xuất hiện.

Trưởng thành

Trưởng thành là giai đoạn cuối cùng trong vòng đời của sâu bướm. Bướm trưởng thành còn có tên gọi là imago, trên thân chúng xuất hiện từ lớp biểu bì với cái bụng to lên và đôi cánh bị nhem nhuốc. Trong vài giờ đầu tiên khi rời khỏi vỏ bọc, bướm sẽ tự động bơm máu vào tĩnh mạch trong cách để mở rộng cánh ra. Sau một khoảng thời gian, khi cánh đã được làm khô, có thể mở rộng hoàn toàn và chúng có thể bắt đầu bay.

Bướm trưởng thành có đầy đủ các bộ phận với nhiều màu sắc khác nhau

Bướm trưởng thành có đầy đủ các bộ phận với nhiều màu sắc khác nhau

Bướm trưởng thường khác hẳn so với ấu trùng, có chân dài, râu dài, mắt kép, với nhiều màu sắc khác nhau. Con bướm cái sau khi trưởng thành có thể đi tìm kiếm bạn tình và đẻ trứng trên cây ký chủ thích hợp.

Trên đây là các giai đoạn về quá trình phát triển vòng đời của bướm từ khi còn là trứng cho đến khi trưởng thành. Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về loài côn trùng thú vị này.

Bài viết liên quan