Bài thơ Hạt gạo làng ta Trần Đăng Khoa – Nội dung, ý nghĩa

29 Tháng Một, 2024 106 Tuyentb

Bài thơ Hạt gạo làng ta Trần Đăng Khoa sáng tác khi mới chỉ là cậu bé 11 tuổi nhưng lại khiến người đọc phải suy ngẫm về nội dung và ý nghĩa của nó. Để hiểu rõ hơn về nội dung, ý nghĩa bài thơ Hạt gạo làng ta mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Nội dung của bài Hạt gạo làng ta Trần Đăng Khoa

Bài thơ Hạt gạo làng ta của tác giả Trần Đăng Khoa được viết năm 1969 khi nhà thơ vẫn còn ở độ tuổi đi học – 11 tuổi. Sau này bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc thành bài hát Hạt gạo làng ta được nhiều bạn nhỏ yêu thích.

Bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa viết khi còn nhỏ

Bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa viết khi còn nhỏ

 Mở đầu bài thơ đã được phát triển bắt đầu từ giá trị của hạt gạo.

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát

Ngọt bùi đắng cay

Hạt gạo được kết tinh từ những hương vị ngọt ngào của quê hương. Đó là hương sen thơm, lời ru của mẹ, vị phù sa màu mỡ của quê nhà. Những hạt gạo được làm ra từ trong khó khăn, từ thiên tai, từ trong khói lửa chiến tranh.

Đối với người dân Việt Nam, là một đất nước nông nghiệp đi lên từ cây lúa, gắn liền với cuộc sống đồng ruộng. Hình ảnh hạt gạo trắng tinh khôi như hạt ngọc của trời đất, được tác giả Trần Đăng Khoa miêu tả bằng tất cả những hình ảnh tinh tế, đẹp đẽ nhất. Vì thế, hạt gạo không chỉ mang đến giá trị vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.

Để làm nên được hạt gạo thì người nông dân đã phải chịu không ít khổ cực, đắng cay, được thể hiện qua khổ 2 và 3 của bài thơ:

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy

Hình ảnh hạt gạo được người nông dân phải chịu nhiều khổ cực mới làm ra

Hình ảnh hạt gạo được người nông dân phải chịu nhiều khổ cực mới làm ra

Chỉ với một vài câu thơ ngắn ngủi mà tác giả đã diễn tả hết sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thời tiết ở Việt Nam. Việc cày cấy trên đồng ruộng với người nông dân chưa bao giờ diễn ra thuận lợi, suôn sẻ. Để có được hạt gạo thơm ngon, thì người nông dân phải ngày ngày bảo vệ để cây lúa không bị hư hỏng.

Thiên nhiên, không phải tháng nào cũng như tháng nào: tháng 7 giông bão, tháng 3 mưa xối xả, rồi đến tháng 6 lại nắng như đổ lửa, cực khổ lại càng cực khổ. Thời tiết khắc nghiệt làm cho cá cờ chết, con cua không chịu được sức nóng phải ngoi lên bờ. Vậy nhưng trong hoàn cảnh đó, người mẹ vẫn phải lam lũ, sớm hôm xuống cấy để có thể mang đến một mùa màng bội thu.

Bên cạnh sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà người nông dân phải trải qua, thì có những thứ còn khủng khiếp hơn đó là sự tàn phá của chiến tranh:

Những năm bom Mỹ

Trút lên mái nhà

Những năm khẩu súng

Theo người đi xa

Những năm băng đạn

Vàng như lúa đồng

Bát cơm mùa gặt

Thơm hào giao thông

Ở quê nhà, người nông dân vừa phải sản xuất, vừa phải chiến đấu để bảo vệ thành quả lao động, bảo vệ quê hương yêu bình. Ngày ấy, hình ảnh các cô gái lưng đeo súng trên vai khi cày cấy đã trở thành một biểu tượng đẹp của con người Việt Nam – sự kết hợp giữa sản xuất và chiến đấu.

Hình ảnh người nông dân vừa sản xuất vừa chiến đấu trong bài thơ

Hình ảnh người nông dân vừa sản xuất vừa chiến đấu trong bài thơ

Hạt gạo làng ta

Có công các bạn

Sớm nào chống hạn

Vục mẻ miệng gầu

Trưa nào bắt sâu

Lúa cao rát mặt

Chiều nào gánh phân

Quang trành quét đất

Bên cạnh đó, không thể thiếu sự đóng góp của các bạn nhỏ trong độ tuổi thanh thiếu niên. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, theo sức của mình, giúp đỡ các công việc cho gia đình, đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước.

Khi mùa màng chín cũng là niềm vui chung của cả nước, hạt gạo lúc này sẽ được gửi đi muôn nơi, gieo đến sự sống, niềm vui cho mọi người. Đặc biệt trong khổ thơ cuối, tác giả đã nâng giá trị của hạt gạo thành “Hạt vàng làng ta”. Qua đó để thể hiện sự trân trọng cũng như sự tự hào của nhà thơ đối với quê hương.

Hạt gạo làng ta

Gửi ra tiền tuyến

Gửi về phương xa

Em vui em hát

Hạt vàng làng ta

Ý nghĩa bài thơ Hạt gạo làng ta

Qua nội dung bài thơ Hạt gạo làng ta, chúng ta có thể nhận thấy rằng bài thơ được viết theo thể thơ 4 chữ ngắn gọn nhưng nhịp thơ lại uyển chuyển, miêu tả được hình ảnh đặc sắc của làng quê Việt Nam, đặc biệt là hình ảnh hạt gạo trắng ngần, thơm mát.

Bài thơ Hạt gạo làng ta mang nhiều ý nghĩa sâu sắc

Bài thơ Hạt gạo làng ta mang nhiều ý nghĩa sâu sắc

Bài thơ Hạt gạo làng ta đã được viết theo sự chiêm nghiệm sâu sắc của cậu bé 11 tuổi. Nhưng bài thơ đã toát lên được những nội dung giàu giá trị. Đó là tình cảm trân trọng của nhà thơ đối với hạt gạo, đối với sự vun trồng từ đôi bàn tay khéo léo, chăm chỉ của người nông dân. Nhờ đó, nhà thơ cũng bày tỏ được sự mến phục, đối với người nông dân miệt mài lao động quanh năm, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để làm nên hạt gạo quý giá.

Sau những vần thơ ngắn gọn ấy, ý thơ Hạt gạo làng ta đã đọng lại trong trái tim người đọc đó là sự trân quý hạt ngọc của trời, của quê hương xứ sở. Từ đó, nhà thơ Trần Đăng Khoa muốn gửi gắm sự biết ơn đến người dân lao động vất vả một nắng hai sương. Qua đó muốn nhắn nhủ chúng ta mỗi người hãy biết giúp sức để xây dựng đất nước tươi đẹp, hạnh phúc hơn và đồng thời biết trân trọng hơn những thành quả mà chúng ta làm ra.

Vậy là với những thông tin về bài thơ Hạt gạo làng ta Trần Đăng Khoa mà chúng tôi đã chia sẻ; hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Để tìm hiểu thêm những bài thơ hay khác của Việt Nam, hãy truy cập vào sieusach.info để không bị bỏ lỡ nhé!

Xem thêm:

Bài viết liên quan