Bệnh vô cảm là gì? Nhận định về sự vô cảm của giới trẻ hiện nay

12 Tháng Tám, 2023 106 Tuyentb

Vô cảm là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay và được rất nhiều người quan tâm. Vậy bệnh vô cảm là gì? Biểu hiện của người vô cảm như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về những vấn đề này qua các thông tin trong bài viết này nhé.

Vô cảm là gì?

Hiểu theo một cách đơn giản, “vô” có nghĩa là không, còn “cảm” là cảm xúc. Như vậy, “vô cảm” tức là người không có cảm xúc, thờ ơ, lãnh cảm và không quan tâm đến những người khác hay những vấn đề xảy ra ở xung quanh, hay còn được gọi là “máu lạnh”.

Vô cảm là căn bệnh mà nhiều người mắc phải hiện nay

Vô cảm là căn bệnh mà nhiều người mắc phải hiện nay

Những người có lối sống vô cảm thường sẽ chỉ quan tâm đến bản thân họ, không có cảm xúc gì trước nỗi đau hay sự khó khăn của người khác, kể cả với người thân.

Các bạn cần phải hiểu rằng “vô cảm” có thể bao hàm cả “lạnh lùng”, nhưng không phải người nào trông “lạnh lùng” cũng sống vô cảm. Người có tính cách lạnh lùng thường sẽ không thích thể hiện cảm xúc, nhưng lại có rất nhiều người thuộc kiểu “ngoài lạnh trong nóng”. 

Họ không thể hiện cảm xúc ra ngoài mặt, nhưng lại có một trái tim ấm áp, biết quan tâm và giúp đỡ những người khác. Trong khi đó, người vô cảm sẽ luôn dửng dưng trước mọi vấn đề và hầu như không có ý định giúp đỡ bất cứ một ai.

Biểu hiện của lối sống vô cảm

Chắc chắn rằng, trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng chứng kiến sự vô cảm ở trong xã hội này ít nhất một lần. Thậm chí bản thân chúng ta cũng có thể là người vô cảm hoặc là nạn nhân của sự vô cảm. Thực trạng này có thể diễn ra rất nhiều trong các hoạt động của xã hội, ở bất cứ môi trường nào từ trường học, nơi công sở, quán ăn,…

Sau khi đã hiểu rõ vô cảm là gì rồi, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những biểu hiện điển hình của sự vô cảm ở dưới đây:

  • Thấy người tốt bị ức hiếp mà không đứng lên bảo vệ, thấy kẻ ác làm điều xấu mà cũng không lên tiếng.
  • Luôn cảm thấy trống rỗng, không cảm xúc với mọi thứ, kể cả là bản thân; không buồn phiền khi bị chê trách và cũng không vui khi được khen ngợi.
  • Không có ý định giúp đỡ người khác, luôn cho rằng đó không phải là việc của mình, sợ phiền hà nên thường sẽ bỏ qua, ngay cả khi có người đang cầu xin sự giúp đỡ trước mặt.
Người sống vô cảm không có ý định giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn

Người sống vô cảm không có ý định giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn

  • Lời nói và cảm xúc luôn tiêu cực khiến những người xung quanh tổn thương bằng lời nói vô cảm, độc địa của mình.
  • Cảm thấy gượng gạo khi nói chuyện cùng với người khác, lạc lõng và trống rỗng khi đến những nơi đông người.
  • Không quan tâm đến mọi người ở xung quanh, chẳng hạn như cha mẹ ốm mà không biết hỏi thăm giúp đỡ, đi học về là chỉ vào phòng, dửng dưng với cả chính người thân của mình.
  • Luôn cảm thấy nghi ngờ mọi người xung quanh, không có niềm tin vào bất cứ một điều gì.
  • Không cảm xúc trước sự đau đớn của người khác, chẳng hạn như người khác bị bạo lực mà không can ngăn mà còn xúi dục để cuộc chiến diễn ra nghiêm trọng hơn.
  • Không có định hướng, cũng không cảm thấy hy vọng nhiều vào điều gì, sống mà không có khát vọng.

Nguyên nhân hình thành lối sống vô cảm

Qua những thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ vô cảm là gì và biểu hiện của người sống vô cảm rồi. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm là gì?

Ảnh hưởng từ lối giáo dục 

Sự vô cảm có thể được hình thành từ lối giáo dục chỉ hướng tới cá nhân của gia đình và nhà trường. Tính cách của một người có thể hình thành sự ích kỷ, thiếu đồng cảm bởi cha, mẹ của họ là như thế. Tất nhiên là không phải ai cũng như vậy, nhưng khi sống cùng trong một nhà thì ít nhiều cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.

Bệnh vô cảm hình thành bởi cách giáo dục của gia đình

Bệnh vô cảm hình thành bởi cách giáo dục của gia đình

Những lối giáo dục khiến cho một người dễ rơi vào trạng thái vô cảm là:

  • Cha mẹ không quan tâm đến con cái, thường xuyên dùng lời những nói hay bạo lực để đay nghiến nhau.
  • Cha mẹ luôn dạy bảo con phải vượt trên người khác, cho mình là nhất, không quan tâm đến những người xung quanh. Thậm chí là làm cả những hành vi kém trung thực để vượt trội hơn mọi người.
  • Cha mẹ quá chiều chuộng, luôn đáp ứng mọi yêu cầu của con cái nên dễ hình thành tâm lý coi thường mọi người xung quanh, không quan tâm đến người khác.
  • Học tập hay làm việc trong một ngôi trường quá chú trọng đến thành tích, không quan tâm đến trau dồi nhân cách và đạo đức. 
  • Những người nhút nhát, sống nội tâm, luôn lo lắng về mọi thứ, sợ giao tiếp xã hội, sợ những điều mình làm sẽ bị mọi người xung quanh đánh giá. 

Ảnh hưởng từ môi trường sống 

Môi trường sống có tác động rất lớn đến quá trình hình thành nhân cách của mỗi người. Thậm chí, nó còn có thể biến một người từ tích cực thành tiêu cực, một người sống tình cảm trở nên vô cảm và chỉ hướng tới những lợi ích cho bản thân. Thực tế đây cũng là một hiện trạng đang gặp ở rất nhiều người hiện nay.

Một số tác nhân từ môi trường sống có thể khiến cho con người hình thành lối sống vô cảm là:

  • Những áp lực về cơm áo gạo tiền quá lớn khiến họ phải gồng gánh nên không còn thời gian để quan tâm đến mọi thứ xung quanh, lâu dần sẽ trở nên vô cảm.
  • Liên tục bị hãm hại, lừa dối khiến họ bị ám ảnh, sợ hãi và cho rằng lòng tốt của mình sẽ làm cho bản thân bị liên lụy. 
  • Do sự phát triển của các mạng xã hội hiện nay khiến chúng ta có thể kết nối với tất cả mọi người chỉ qua một chiếc điện thoại. Chỉ cần lập một tài khoản, không cần nêu rõ danh tính là các bạn có thể đi bình luận ở khắp mọi nơi. 
Mạng xã hội phát triển khiến con người trở nên vô cảm với mọi thứ xung quanh 

Mạng xã hội phát triển khiến con người trở nên vô cảm với mọi thứ xung quanh

  • Chìm đắm quá nhiều trong thế giới ảo cũng khiến cho nhiều người quên đi đâu mới là cuộc sống thực tại. Trên mạng xã hội họ xây dựng hình tượng tốt đẹp bao nhiêu, biết quan tâm đến người khác nhưng ở người đời họ lại là những người vô cảm, ích kỷ với những người xung quanh.

Tác hại của lối sống vô cảm

Sau khi tìm hiểu các thông tin về vô cảm là gì, biểu hiện của người vô cảm và nguyên nhân của căn bệnh này ở bên trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tác hại mà nó mang lại qua các thông tin bên dưới đây.

  • Khi mối quan hệ giữa con người với con người không có sự tương tác, không biết quan tâm đến nhau sẽ là một khủng hoảng của xã hội. Một xã hội không có sự liên kết, ích kỷ và thiếu đồng cảm thì sẽ không thể nào phát triển được. 
  • Cảm xúc là thứ nuôi sống tâm hồn của chúng ta, điều này cho thấy sự vô cảm chính là một tâm hồn “chết”. Sống mà không có niềm tin, sự đam mê, đồng cảm và bạn bè thì sẽ rất tẻ nhạt. Những hệ lụy từ lối sống vô cảm không chỉ có ảnh hưởng đến cá nhân, tập thể mà nó còn liên quan đến toàn xã hội.
  • Sự vô cảm khiến cho con người ngày càng cách xa nhau, xã hội dần mất đi tính cộng đồng bởi ai cũng chỉ chăm chăm vào bản thân mình. Thật đáng buồn khi hiện thực này vẫn luôn xảy ra sự vô cảm với nhau như thấy người gặp tai nạn mà không giúp, thậm chí còn có người ăn trộm đồ của người bị tai nạn. 
Sống vô cảm khiến các mối quan hệ dần trở nên xa cách hơn

Sống vô cảm khiến các mối quan hệ dần trở nên xa cách hơn

Cách khắc phục bệnh vô cảm

Những thông tin bên trên chắc chắn đã giúp các bạn hiểu rõ hơn lối sống vô cảm là gì rồi. Vậy làm sao để khắc phục bệnh vô cảm? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những biện pháp khắc phục bệnh vô cảm ở bên dưới đây.

Đối với bản thân mỗi người

  • Phải sống đúng với chuẩn mực đạo đức của con người trong xã hội, biết yêu thương, đùm bọc và chia sẻ lẫn nhau.
  • Học tập noi gương theo những con người giàu lòng nhân ái, biết sống vì mọi người.
  • Tránh xa các tệ nạn xã hội.
  • Có nhận thức đúng đắn và niềm tin vào lòng tốt của con người, biết sửa đổi bản thân khi có lỗi lầm.

Đối với gia đình

  • Các thế hệ trong gia đình cần phải biết quan tâm lẫn nhau để cho thế hệ trẻ học tập theo.
  • Cha mẹ khi dạy bảo con cái cũng cần phải biết lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc của con cái. Giáo dục con cháu có lối sống đẹp, biết nhận và cũng biết cho đi, đó vừa là trách nhiệm mà cũng vừa là tình cảm.
Các thành viên trong gia đình quan tâm lẫn nhau để con cháu noi theo

Các thành viên trong gia đình quan tâm lẫn nhau để con cháu noi theo

Đối với nhà trường

  • Nhà trường nên dạy học sinh về đạo đức, biết yêu thương và chia sẻ qua môn Giáo dục công dân, môn Văn,…
  • Mỗi thầy, cô nên quan tâm và thương yêu học sinh bằng tình cảm chân thành nhất.
  • Nhà trường cần giáo dục các em học sinh có lòng tin vào cái tốt, cái thiện, biết tránh xa cái xấu.
  • Giáo dục cho các em học sinh về kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử và kỹ năng làm việc nhóm.
  • Tổ chức các phong trào đền ơn đáp nghĩa, làm từ thiện,… để học sinh học tập, tu dưỡng và rèn luyện.

Đối với xã hội

  • Các cấp có thẩm quyền phải lên kế hoạch xây dựng lối sống đẹp, văn minh và thân thiện trong toàn xã hội để tạo dựng niềm tin cho các thế hệ trẻ.
  • Tích cực tuyên truyền giáo dục qua các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức và những tấm gương người tốt việc tốt.
  • Xây dựng hệ thống pháp luật, chế tài đủ mạnh để có thể trừng phạt những kẻ phạm tội, những kẻ xấu có lối sống đạo đức không lành mạnh.
  • Tạo điều kiện cho lớp trẻ sống và rèn luyện theo đúng chuẩn mực của xã hội, luôn quan tâm giúp đỡ để họ sống tốt hơn.

Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ vô cảm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục bệnh vô cảm như nào? Nếu còn vấn đề gì chưa rõ về nội dung của bài viết, các bạn hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết nhé.

Xem thêm:

Bài viết liên quan