Phiến diện là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục 

5 Tháng Tám, 2023 106 Tuyentb

Người ta thường hay nói câu “không nên nhìn vấn đề bằng cặp mắt phiến diện”. Vậy phiến diện là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục suy nghĩ phiến diện là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết các thông tin này qua bài viết này nhé.

Phiến diện là gì?

Phiến diện nghĩa là một chiều, thiên về một mặt, một phía, không có đầy đủ các mặt, các khía cạnh của vấn đề. Phiến diện thường hay được sử dụng để nói về cách nhìn, cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề không được toàn vẹn, từ một chiều.

Cái nhìn phiến diện thường rất hay gặp trong cuộc sống

Cái nhìn phiến diện thường rất hay gặp trong cuộc sống

Trong cuộc sống hiện nay, cái nhìn phiến diện cũng không phải là điều hiếm gặp. Khi suy nghĩ, nhìn nhận một vấn đề, có những người chỉ chăm chăm nhìn vào mặt hạn chế, tiêu cực, còn có người lại chỉ nhìn vào những mặt tích cực. Hay có những người chỉ dựa vào những dấu hiệu nhất thời để đánh giá về bản chất, hành vi của một người. 

Phiến diện tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, phiến diện là cụm từ one sidedness.

Biểu hiện của người có cái nhìn phiến diện

Dưới đây là những biểu hiện của người có quan điểm phiến diện:

  • Thống trị các cuộc nói chuyện: Một người có cách nhìn một chiều thường hay độc chiếm các cuộc trò chuyện. Họ nói rất nhiều về kinh nghiệm, ý kiến và thị hiếu của họ nhưng lại không quan tâm tới những gì mà người khác nói.
  • Có phạm vi thị hiếu hẹp: Họ chỉ tập trung vào một số chủ đề hoặc hoạt động hạn chế và thường loại trừ các lĩnh vực khác của cuộc sống.
  • Gặp vấn đề trong việc nhìn nhận các ý kiến khác: Những người phiến diện có thể gặp vấn đề trong việc nhìn nhận tình huống từ các góc độ khác nhau. Họ có thể nhanh chóng đưa ra nhận định hoặc loại trừ đi các ý kiến thay thế.
  • Chống lại sự thay đổi: Họ rất cứng nhắc trong suy nghĩ và chống lại những ý tưởng, trải nghiệm mới thử thách niềm tin của họ.
  • Có nhu cầu kiểm soát mạnh mẽ: Họ luôn tìm cách để kiểm soát các tình huống, con người và kết quả để đảm bảo rằng thị hiếu và mong muốn của họ sẽ được phục vụ.
  • Thiếu nhận thức: Họ không nhận thức được tác động của hành vi và thái độ của họ với người khác.

Nguyên nhân dẫn đến cái nhìn phiến diện

Qua các thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ phiến diện nghĩa là gì rồi. Vẫn còn rất nhiều cái nhìn phiến diện đang ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Vậy nguyên nhân khiến con người ta có cái nhìn phiến diện là gì?

Suy nghĩ quá vội vã

Khi đối diện với các vấn đề hay đưa ra quyết định, người ta thường chỉ tin vào những gì thoáng lên trong đầu mình đầu tiên. Đặc biệt là trong những tình huống xảy ra bất ngờ và hạn hẹp về thời gian. 

Trong thời gian ngắn, con người sẽ ít có khả năng xem xét và suy nghĩ cho thật thấu đáo về tất cả các mặt của vấn đề. Từ đó mới dẫn đến việc ưu tiên cho cái nhìn chủ quan của bản thân mình.

Suy nghĩ vội vàng sẽ đưa ra những quan điểm phiến diện, không đúng về vấn đề

Suy nghĩ vội vàng sẽ đưa ra những quan điểm phiến diện, không đúng về vấn đề

Do thiếu kiến thức và kinh nghiệm sống

Việc thiếu kinh nghiệm sống và kiến thức chuyên sâu cũng là nguyên nhân dẫn đến những suy nghĩ một chiều, thiếu sự chu toàn. Chẳng hạn như, dự án của các bạn đang làm đi vào ngõ cụt. Lúc này, các bạn chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh, thời thế, rồi bắt đầu suy sụp mà không hề suy xét đến những nguyên nhân sâu xa khác của nó như:

  • Vấn đề của dự án nằm ở đâu?
  • Tại sao dự án này không được thị trường đón nhận? 
  • Nhân sự làm dự án có sai sót chỗ nào không? 
  • Cách khắc phục là gì? 

Để giải quyết được, các bạn cần phải nhìn vào các mặt của vấn đề.

Thiếu sự cảm thông, chia sẻ

Chúng ta thường hay dùng suy nghĩ và lối sống của mình để đánh giá về cuộc đời của người khác. Chúng ta chỉ nhìn mà đã đánh giá đứa trẻ đó ngỗ nghịch, quậy phá. Nhưng thực tế, đứa bé chỉ đang muốn thu hút sự chú ý của người khác và cần được quan tâm. 

Thiếu sự thông cảm, chia sẻ là nguyên nhân dẫn đến có cái nhìn phiến diện

Thiếu sự thông cảm, chia sẻ là nguyên nhân dẫn đến có cái nhìn phiến diện

Chúng ta không sống được cuộc đời của nhau, vậy nên đừng dùng tiêu chuẩn của bản thân để đánh giá về người khác. Cái chúng ta cần làm là đặt mình vào vị trí của nhau để có thể cảm thông và sẻ chia.

Tư duy vị kỷ, không tiếp thu 

Có một số ít người, thật ra họ biết rằng vấn đề đó chưa thật sự hiệu quả nhưng mà họ vẫn chọn quyết định như vậy. Nguyên nhân là bởi vì quyết định đó vẫn mang lại lợi ích cho họ. Họ chỉ xem xét vấn đề dựa trên lợi ích của bản thân mình. 

Một số khác thì lại cố chấp với quan điểm của mình. Không có gì trên đời này là bất biến cả, chúng ta cần phải biết linh hoạt xem xét và biến đổi để có thể phù hợp với thời đại.

Hậu quả của sự phiến diện

Sau khi tìm hiểu phiến diện là gì và nguyên nhân dẫn đến cái nhìn phiến diện, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hậu quả của nó như thế nào qua các thông tin bên dưới đây.

Khiến cho cuộc sống trở nên đơn điệu, tẻ nhạt

Vì các bạn chỉ thấy được một mặt vấn đề nên sẽ cảm thấy cuộc sống không có gì mới mẻ. Cuộc sống bằng phẳng và ít góc cạnh khiến các bạn thấy chán nản, dần mất đi hứng thú suy nghĩ hay đào sâu vấn đề để tìm cách giải quyết.

Cái nhìn phiến diện khiến cho cuộc sống của bạn tẻ nhạt, chán nản

Cái nhìn phiến diện khiến cho cuộc sống của bạn tẻ nhạt, chán nản

Định hình cho lối suy nghĩ lệch lạc

Lối tư duy phiến diện là tư duy thiếu tính chính xác. Nếu các bạn cứ sử dụng lối tư duy đó vào cuộc sống và công việc thì sẽ dễ gặp phải những rắc rối lớn.

Không theo kịp xã hội

Xã hội ngày nay luôn thay đổi theo từng giờ, đòi hỏi chúng ta cần phải linh hoạt biến đổi theo nó. Nếu suy nghĩ một chiều, chúng ta sẽ không thể phát triển được toàn diện, không đủ năng lực để thích ứng và dần dần sẽ bị thụt lùi về phía sau.

Xem thêm:

Cách thay đổi tư duy phiến diện hiệu quả

Qua các thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ khái niệm, nguyên nhân và hậu quả của phiến diện là gì rồi. Vậy làm sao để thay đổi lối tư duy phiến diện?

Xem xét các vấn đề kỹ lưỡng 

Trước khi đưa ra quyết định hay bàn luận về một vấn đề gì đó, các bạn cần phải có thời gian để suy nghĩ, xem xét nó trên nhiều khía cạnh khác nhau và đặt mình vào vị trí khác nhau để khai thác. Về lâu dài, các bạn sẽ có được thói quen suy nghĩ đa chiều.

Có lối tư duy phản biện 

Một mẹo nhỏ nữa để các bạn tập dần thói quen nhìn bao quát vấn đề, đó chính là áp dụng lối tư duy phản biện. Khi các bạn đang suy nghĩ về một vấn đề, hãy dành thêm thời gian để suy nghĩ theo chiều hướng ngược lại nữa. 

Rèn luyện tư duy phản biện để nhìn vấn đề theo nhiều khía cạnh, thay đổi cái nhìn phiến diện

Rèn luyện tư duy phản biện để nhìn vấn đề theo nhiều khía cạnh, thay đổi cái nhìn phiến diện

Tiếp thu chọn lọc ý kiến của người khác

Việc lắng nghe các quan điểm của mọi người sẽ giúp các bạn biết thêm được thêm những góc nhìn mới. Mỗi người sẽ có một lối suy nghĩ và cái hay riêng, tiếp thu những cái hay đó sẽ giúp ta trưởng thành hơn.

Trau dồi thêm các kiến thức và tích lũy kinh nghiệm

Khi có đủ kinh nghiệm và kiến thức, các bạn sẽ nhạy bén hơn trong việc xem xét, nhìn nhận vấn đề. Khi tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, các bạn cũng có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề.

Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ  phiến  diện là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục lối suy nghĩ phiến diện. Nếu còn gì chưa rõ về nội dung trong bài, các bạn hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết.

Xem thêm:

Bài viết liên quan