Bộ nhớ đệm là gì? Khi nào cần xóa bộ nhớ đệm?

17 Tháng Mười Hai, 2021 106 Nguyễn Tiến Thành

Logo sieusach

Nếu bạn là một người đang sử dụng Android, thì chắc hẳn sẽ quen với việc nhận được rất nhiều lời khuyên “xóa bộ nhớ cache của ứng dụng” hoặc “xóa dữ liệu của ứng dụng”. Hơn nữa, hai giải pháp này đều được coi là những phương pháp giúp cho thiết bị của bạn chạy được mượt mà hơn. Vậy bộ nhớ đệm là gì và khi nào cần xóa bộ nhớ đệm thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Bộ nhớ đệm là gì?

Bộ nhớ đệm là gì?

Bộ nhớ đệm là gì?

Xem thêm: Reboot là gì? Cách để reboot một hệ thống đúng cách

Bộ nhớ đệm bao gồm những dữ liệu được lưu trữ tạm thời ở trên Android do quá trình mà hệ điều hành hoặc ứng dụng hoạt động đã tạo ra nhằm giúp thuận tiện hơn cho người dùng đối với việc khai thác cũng như sử dụng các chức năng cụ thể. Không chỉ vậy, tại sao khi hoạt động mà hệ điều hành lại cần đến bộ nhớ đệm? Đây chính là câu thắc mắc của rất nhiều người. Bản chất của hệ thống Android này khi hoạt động bao gồm có các ứng dụng nền nhỏ giúp thực hiện từng chức năng riêng biệt được gọi là ứng dụng của hệ thống. Điểm đặc biệt ở đây chính là khi hoạt động thì các ứng dụng này thường sinh ra dữ liệu đệm được gọi chung là bộ nhớ đệm của hệ điều hành. Hơn nữa, Android cho phép người dùng có thể quản lý các dữ liệu này và bộ nhớ cache của CPU thì được phân biệt riêng trong trường hợp này.

Bộ nhớ đệm của ứng dụng còn giúp lưu lại những dữ liệu nền và làm cho trình duyệt có thể tải nhanh hơn ở lần truy cập thứ 2. Hay có thể hiểu đơn giản đó là khi mở trình duyệt trên điện thoại lên thì nó sẽ tự tải lại toàn bộ trang web ở lần mở cuối cùng mà người dùng không cần phải kết nối mạng. Do đó, đây chính là một trong những vai trò quan trọng của bộ nhớ đệm giúp cho người sử dụng thuận tiện hơn. 

Có nên xóa bộ nhớ đệm trên điện thoại hay không?

Có nên xóa bộ nhớ đệm trên điện thoại hay không?

Có nên xóa bộ nhớ đệm trên điện thoại hay không?

Bộ nhớ đệm của điện thoại là bộ phận khá hữu ích cho người dùng, tuy nhiên đối với những chiếc điện thoại hay máy tính bảng thường có bộ nhớ trong giới hạn và không hỗ trợ thẻ nhớ thì việc xóa bộ nhớ đệm là một việc cần làm thường xuyên. Tuy nhiên, nếu chẳng may lỡ tay ấn xóa đi bộ nhớ đệm bởi khi chạy lại thì ứng dụng nó cũng sẽ tự tạo lại dữ liệu tạm rồi. Do đó, việc xóa đi bộ nhớ đệm sẽ có thể làm cho ứng dụng của bạn mất khá nhiều thời gian để tải nội dung. Tuy nhiên, với những lần tiếp theo khi bạn chạy lại ứng dụng đó thì lúc này dữ liệu đệm đã được sinh ra và mọi thao tác sẽ được mượt mà hơn.

Hơn nữa, trong suốt quá trình sử dụng thì các ứng dụng sẽ sinh ra thêm các tệp thường được gọi là file dữ liệu tạm. File này có nhiệm vụ lưu trữ những thông tin, mã nguồn cũng như dữ liệu đăng nhập của người dùng và code cài đặt của ứng dụng hay phần mềm, người dùng chỉ cần hiểu đơn giản nó chính là một phần không thể thiếu với mọi ứng dụng di động hiện đại hiện nay. Ngoài ra, khi bạn xóa nó đi cũng sẽ không bị ảnh hưởng gì nếu như nó thật sự không cần thiết. Thế nhưng, người dùng cũng cần hết sức cẩn trọng, bởi nếu  như can thiệp quá sâu vào dữ liệu của hệ thống điện thoại thì nó có thể sẽ không thể hoạt động như bình thường. Do đó, nếu muốn xóa bất kỳ một file không rõ thông tin hay máy không đọc được vì đã bị mã hóa và bị ngăn cản bởi hệ thống,… thì cũng nên tìm hiểu kỹ lưỡng và cẩn trọng.

Bộ nhớ đệm của điện thoại thường được tìm thấy ở đâu?

Bộ nhớ đệm của điện thoại thường được tìm thấy ở đâu?

Bộ nhớ đệm của điện thoại thường được tìm thấy ở đâu?

Xem thêm: Jailbreak là gì? Có nên jailbreak cho điện thoại Iphone không?

Trên thực tế, bộ nhớ đệm có trên các máy Android đều đã bị ẩn, do đó người dùng sẽ không thể quan sát hay truy cập được bằng bất kỳ ứng dụng thông thường nào trên CH Play. Khi đó, bạn chỉ có thể truy cập cũng như xóa trực tiếp khi điện thoại đã được root và cài ứng dụng có quyền truy cập chính chủ vào hệ thống như Root Explorer.

Nếu như máy càng hoạt động lâu dài và người dùng chưa từng khôi phục được cài đặt gốc cho máy hay thậm chí là chưa format thẻ nhớ SD thì chỉ sau một thời gian sử dụng nữa thôi là máy sẽ khá ì ạch bởi có quá nhiều dữ liệu lưu trữ trong bộ nhớ đệm làm đầy. Với một lượng dữ liệu vừa đủ, đúng và phù hợp cùng những thao tác đơn giản cộng với bản chất ứng dụng mà người dùng đang sử dụng sẽ giúp máy chạy nhanh, mượt mà hơn. Còn đối với trường hợp dữ liệu trong bộ nhớ đệm quá nhiều và thừa thãi thì sẽ làm cho máy bị chậm chạp hơn chỉ vì mất thời gian đọc dữ liệu.

Hơn nữa, điều này sẽ ít xảy ra đối với những dòng điện thoại cao cấp bởi chúng sở hữu loại chip xử lý khá mạnh. Tuy nhiên, nếu để xét về lâu dài thì cũng sẽ không thể tránh khỏi được việc bị “đơ” vì dữ liệu tải về là vô hạn, không thể kiểm soát được còn với khả năng chip xử lý là có hạn. Chính vì vậy, các thao tác sẽ không còn được nhạy và mượt mà như lúc mới mua về.

Khi nào cần xóa bộ nhớ đệm trên Android?

– Khi bộ nhớ máy còn rất ít hay sắp đầy thì máy sẽ hiện thông báo cảnh báo.

– Người dùng cần có thêm dung lượng trống dành cho những nhu cầu khác ví dụ như quay phim, chụp ảnh, tải thêm dữ liệu,…

Những máy có bộ nhớ thấp

Đối với việc xóa bộ nhớ đệm sẽ có thể làm cho ứng dụng của bạn mất rất nhiều thời gian lâu hơn để có thể tải nội dung. Tuy nhiên, nếu ở vài lần tiếp theo khi người dùng chạy lại ứng dụng đó thì lúc này dữ liệu đệm đã được sinh ra và tất cả các thao tác sẽ mượt mà hơn.

Các bước để xóa dữ liệu ứng dụng và bộ nhớ cache?

Để xóa được một bộ nhớ cache và dữ liệu của từng ứng dụng thì người dùng chỉ cần làm theo những thao tác đơn giản như sau:

Bước 1: Vào phần menu Cài đặt và nhấn vào phần Ứng dụng. Sau đó bạn tìm tab tất cả ứng dụng.

Bước 2: Chọn ứng dụng đang chiếm nhiều dung lượng.

Bước 3: Người dùng cần nhấn vào nút Xóa bộ nhớ cache. Nếu như thiết bị đang chạy Android 6.0 Marshmallow hay mới hơn thì nhấn vào Bộ nhớ và nhấn chọn Xóa bộ nhớ cache.

  • Để xóa dữ liệu các ứng dụng thay vì bộ nhớ cache thì chỉ cần nhấn chọn Xóa dữ liệu.

Để có thể xóa toàn bộ bộ nhớ cache của toàn bộ các ứng dụng làm như sau:

Bước 1: Nhấn vào phần menu Cài đặt.

Bước 2: Sau đó nhấn chọn vào Bộ nhớ rồi chọn Dữ liệu bộ nhớ cache hay Dữ liệu đã lưu.

Lúc này, màn hình sẽ yêu cầu người dùng xác nhận xóa hết tất cả mọi thứ được lưu trữ ở trong bộ nhớ đệm và hãy chọn Xác nhận để xóa.

Như vậy, trên đây là một số thông tin về bộ nhớ đệm là gì và khi nào cần xóa bộ nhớ đệm. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích để có thể giúp bạn đọc thực hành được đối với điện thoại của mình khi gặp phải tình huống trớ trêu này. Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Bài viết liên quan