Cây thạch anh là cây gì? Có tác dụng trị bệnh gì?

25 Tháng Mười Một, 2023 106 Tuyentb

Cây thạch anh được biết đến là loại thảo dược quý trong Đông y được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh. Vậy, cây thạch anh là cây gì? Cây thạch anh trị bệnh gì? Cây thạch anh có độc không? Có công dụng ra sao? Tất cả sẽ được sieusach.info giải đáp trong bài viết ngay sau đây.

Tìm hiểu về cây thạch anh

Cây thạch anh là cây gì?

Cây thạch anh thuộc loại cây thân thảo, mềm, mảnh, chứa nhiều nước bên trong, giòn và dễ gãy. Cây thạch anh tăng trưởng rất nhanh, thân cây chỉ cao vừa phải, cây trưởng thành chỉ cao khoảng chừng 20 – 30 cm.

Hình ảnh cây thạch anh

Hình ảnh cây thạch anh

Cây có khả năng chịu hạn tốt, có thể phát triển ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt nhất, thậm chí ở vùng đất nghèo dinh dưỡng, hay bán hoang mạc. Ở Việt Nam, cây thạch anh thường trồng làm cây cảnh trong vườn, ít khi ra hoa. Tuy nhiên, cây có thể tái sinh bằng hình thức sinh sản vô tính.

Cách nhận biết cây thạch anh

Cây thạch anh tán lá nhỏ, mọc so le trên thân, là màu xanh, hình bầu dục, thon dài, có kích thước dài ngắn khác nhau. Nhìn qua cây khá giống với rau mồng tơi nhưng lá của chúng thon và nhỏ hơn.

Cây thạch anh có vị chua, hơi chát, có tính hàn, độc, có thể thanh nhiệt, giải độc. Đặc biệt, trong thân và lá cây thạch anh có phần mủ trắng giống như sữa, chứa một số hàm lượng chất kháng viêm đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị nhiều loại bệnh.

Cây thạch anh mọc ở đâu?

Cây thường thích nghi tốt trong khí hậu nhiệt đới, cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi khô ráo, không tù đọng nước, có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

Cây thạch anh mọc ở những nơi có nhiều ánh sáng chiếu trực tiếp

Cây thạch anh mọc ở những nơi có nhiều ánh sáng chiếu trực tiếp

Cây thạch anh mua ở đâu?

Cây thạch anh có nhiều tác dụng trong chữa trị bệnh nên chúng được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Do đó, chúng ta có thể tìm mua giống cây thạch anh ở các cửa hàng cây cảnh hay các địa điểm bán cây dược liệu, thảo dược. Bên cạnh đó, trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee cũng có rao bán loại cây này.

Xem thêm:

Cây thạch có tác dụng trị bệnh gì?

Trong cây thạch anh còn có một số thành phần kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả nên cây thạch anh được sử dụng rộng rãi trong Đông y. Dưới đây là một số tác dụng của cây thạch anh.

Chữa viêm amidan, viêm họng

Bệnh viêm họng hay viêm amidan chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn, virus từ môi trường, qua không khí, khói bụi…Theo các nhà khoa học thì trong thành phần cây có các hoạt chất baicalein, oroxylin A,…Các chất này hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến viêm họng, viêm hô hấp, làm giảm sưng amidan, giảm đau rát họng chỉ sau vài lần sử dụng.

Lá cây thạch anh hỗ trợ chữa viêm họng, amidan

Lá cây thạch anh hỗ trợ chữa viêm họng, amidan

Chữa trị bệnh bướu cổ

Bên cạnh các bệnh về đường hô hấp thì theo y học cổ truyền cây thạch anh có chứa các hoạt chất paclitaxel giúp ngăn ngừa, điều trị bệnh bướu cổ rất hiệu quả. Đều đặn mỗi ngày nhai khoảng 8 lá thạch anh tươi với muối, nuốt hết nước lá tiết ra rồi nhả bã, thực hiện 3 lần/ngày sẽ giúp cải thiện một số vấn đề liên quan đến bệnh.

Chữa ung thư vòm họng

Có một số thông tin cho rằng sử dụng kiên trì bằng cách nhai lá thạch anh kết hợp với phương pháp điều trị nội khoa sẽ giúp giảm các triệu chứng ung thư vòm họng. Bởi trong thạch anh có chứa nhiều chất kháng viêm, chống oxy hóa mạnh như flavonoid, luteolin, quercetin,…Nếu sử dụng thường xuyên sẽ có tác dụng làm giảm quá trình phát triển của một số tế bào gây ung thư ác tính.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào đưa ra kết luận rằng lá cây thạch anh có thể chữa bệnh ung thư vòm họng, ung thư lưỡi. Thế nhưng, với quan niệm “còn nước còn tát” vẫn có nhiều bệnh nhân kiên trì thực hiện theo mẹo dân gian này này.

Chữa viêm lợi, bệnh răng miệng

Việc điều trị các vấn đề về bệnh răng miệng bằng lá thạch anh rất hiệu quả. Các hợp chất kháng viêm, kháng khuẩn trong thạch anh có tác dụng làm giảm đau, làm dịu các triệu chứng sưng nhức sẽ được cải thiện một cách đáng kể.

Cây thạch anh hỗ trợ điều trị, làm giảm đáng kể các bệnh về răng miệng

Cây thạch anh hỗ trợ điều trị, làm giảm đáng kể các bệnh về răng miệng

Tuy nhiên, cây thạch anh không phải là thuốc chữa bệnh nên không thể thay thế cho các phương pháp điều trị chính yếu khác mà chỉ hỗ trợ giúp thuyên giảm bệnh, không thể nào điều trị dứt điểm.

Vì vậy, trong quá trình chữa trị bệnh bạn nên tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ. Kết hợp với các chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao đều đặn, có sức khỏe tốt, tinh thần lạc quan

Cách sử dụng cây thạch anh tốt sức khỏe

Cây thạch anh trong Đông Y là dược liệu quý có tác dụng hỗ trợ, ngăn ngừa một số bệnh kể trên. Vậy sử dụng bài thuốc dân gian này như thế nào để hỗ trợ tốt, hiệu quả nhất.

Kết hợp cây thạch anh và cây đuôi chuột

Cây thạch anh và cây đuôi chuột là 2 loại dược liệu quý có tính hàn, vị đắng nhẹ. Khi kết hợp cả 2 loại cây với nhau sẽ có chức năng hỗ trợ chữa bệnh tiêu chảy, cảm lạnh, bướu cổ, ung thư vòm họng,… rất tốt.

Dùng kết hợp cây thạch anh và cây đuôi chuột giúp hỗ trợ điều trị bệnh

Dùng kết hợp cây thạch anh và cây đuôi chuột giúp hỗ trợ điều trị bệnh

Bài thuốc hiệu quả từ cây đuôi chuột và thạch anh như sau: Rửa sạch 5 – 8 lá thạch anh và đuôi chuột. Đem lá ngâm lại với nước muối rồi để ráo nước. Tiếp đó đem lá giã nát rồi cho vào miệng ngậm khoảng 10 phút. Nếu ai không chịu được vị đắng thì có thể bỏ thêm một chút đường.

Nhai lá thạch anh

Đây là bài thuốc hỗ trợ bệnh ung thư lưỡi và ung thư vòm họng rất hiệu quả. Bạn có thể áp dụng bài thuốc này như sau:

  • Rửa 6 lá thạch anh non, rồi đem cho vào miệng nhai trực tiếp với một vài hạt muối trong khoảng 10-15 phút. Kiên trì thực hiện như vậy khoảng 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối.
  • Đến ngày thứ 3 thì bạn giảm lượng lá xuống khoảng 4 lá/lần. Lưu ý, cứ nhai khoảng một tí thì bạn nên nuốt nước xuống và cuối cùng nhả bã lá ra.

Với phương pháp nhai lá này bạn nên kiên trì thực hiện trong 1 tháng sẽ giúp hỗ trợ thuyên giảm bệnh đi đáng kể.

Xay lá thạch anh lấy nước uống

Ngoài những cách sử dụng cây thạch anh trên bạn có thể uống nước lá thạch anh mỗi ngày để cải thiện các bệnh liên quan về họng, hô hấp… Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 10 lá thạch anh non, tươi lấy phần búp hoặc phần lá bánh tẻ, thân cây mang rửa sạch và ngâm qua nước muối.
Xay lá thạch anh lấy nước uống mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh

Xay lá thạch anh lấy nước uống mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh

  • Tiếp đó, cho tất cả lá vào máy xay sinh tố, thêm một vài hạt muối, nước lọc và xay nhuyễn. Sử dụng hỗn hợp này, uống đều đặn mỗi ngày 1-2 lần/ngày. Bạn cũng có thể xay với số lượng nhiều cùng một lúc và lưu trữ trong ngăn mát tủ lạnh rồi uống dần.

Một số câu hỏi liên quan khác đến cây thạch anh

Cây thạch anh có độc không?

Một số người cho rằng cây thạch anh là cây mọc hoang trong tự nhiên nên không biết rằng bên trong có độc hay không? Câu trả lời là giống cây này không có độc, tính đến thời điểm hiện tại, qua lời kể lại của nhiều người sử dụng cây lá thạch anh. Vì vậy, bạn có thể yên tâm phần nào khi sử dụng loại cây này.

Ai không nên sử dụng cây thạch anh?

Cây thạch anh phù hợp với những người bị viêm amidan, viêm họng, đau răng… Bên cạnh đó, một số đối tượng tuyệt đối không nên sử dụng loại cây này, đó là:

Người thường xuyên bị các bệnh về cao huyết áp, sốc nhiệt, bệnh tim mạch và đường huyết cao.

Người có tình trạng âm hư, hỏa vượng, người huyết nhiệt.

Những người mắc bệnh tim không nên sử dụng cây thạch anh

Những người mắc bệnh tim không nên sử dụng cây thạch anh

Liều lượng sử dụng lá cây thạch anh như thế nào phù hợp?

Mặc dù đây là một loại thảo dược tự nhiên, quý có nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng liều lượng, đúng cách có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn.

Tùy theo từng trạng thái, cơ địa của mỗi người mà có mà hiệu quả sử dụng bài thuốc sẽ khác nhau. Do đó, nếu muốn an tâm hơn thì bạn nên tìm hiểu kỹ, đồng thời tham khảo các ý kiến của chuyên gia và thầy thuốc trước khi sử dụng.

Trên đây là những chia sẻ về cây thạch anh là gì, tác dụng của cây thạch anh cũng như cách sử dụng loại cây này sao cho hiệu quả và tốt nhất. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để giúp bạn duy trì và nâng cao sức khỏe cho mình.

Bài viết liên quan