Đa nghi là gì? Người đa nghi là người như thế nào?

20 Tháng Chín, 2023 106 Tuyentb

Đa nghi là gì? Người đa nghi là người như thế nào? Tính đa nghi là tốt hay xấu? Bệnh đa nghi có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống? Tham khảo bài viết dưới đây của sieusach.info để hiểu rõ hơn về những câu hỏi này nhé.

Đa nghi là gì?

Đa nghi là trạng thái tâm lý luôn hoài nghi, ngờ vực mọi hành vi, thái độ của người khác. Đa nghi thường xuất hiện từ việc dựa vào những thông tin, chứng cứ có sẵn hay đơn giản đó là cảm giác về điều nào đó xảy ra không đúng, không hoàn toàn chính xác giữa những thông tin mà họ biết.

Đa nghi là trạng thái tâm lý luôn ngờ vực, hoài nghi, không tin tưởng ai

Đa nghi là trạng thái tâm lý luôn ngờ vực, hoài nghi, không tin tưởng ai

Đa nghi làm cho chúng ta cảm thấy lo lắng, nghi ngờ, không tin tưởng, mang đến những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống.

Đa nghi tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh đa nghi là suspicious hoặc distrustfull.

Ví dụ: I’ve reached this age and never met anyone as suspicious as you (Tạm dịch: Tôi đã sống đến từng tuổi này mà chưa gặp ai đa nghi như bạn cả).

Đa nghi như Tào Tháo là gì?

Khi nói đến đa nghi nhiều người nghĩ ngay đến nhân vật Tào Tháo trong Tam quốc diễn nghĩa. Đây là nhân vật điển hình trong lịch sử nổi tiếng với tính cách đa nghi, ngờ vực người khác.

Tào Tháo - nhân vật điển hình của tính cách đa nghi

Tào Tháo – nhân vật điển hình của tính cách đa nghi

Trong một lần đang ngủ say, Tào Tháo trở mình và làm rơi chăn xuống đất. Tên lính hầu canh cửa thấy vậy bèn đến bên giường rón rén nhặt chăn lên đắp cho chủ nhân.

Thế nhưng, Tào Tháo lại vùng dậy rút gươm thủ sẵn trên đầu giường và chém người lính rồi lại ngủ tiếp. Hành động tàn bạo của y khiến quân lính khiếp sợ và đã bộc lộ bản chất ngờ vực, nghi kỵ từ trong tính cách. Thế nên, từ đó dân gian đã truyền tai nhau câu “đa nghi như Tào Tháo” là vì như vậy.

Xem thêm:

Biểu hiện của người đa nghi là gì?

Những người có tính cách đa nghi thường có các biểu hiện như sau:

  • Hay nghi ngờ vô căn cứ: Người đa nghi thường hay có suy nghĩ vô căn cứ, nghi ngờ về các động cơ, mục đích trong lời nói, hành vi của người khác. Họ thường cho rằng những người xung quanh đang có ý định không tốt với họ, dù không có bằng chứng nào.
  • Không tin tưởng, nghi ngờ về sự trung thành: Hầu như người có tính cách đa nghi không có sự tin tưởng với bạn bè, đồng nghiệp, cộng sự hay bất cứ ai.
  • Luôn nghi ngờ sự chung thủy của người yêu/bạn đời: Trong các mối quan hệ tình cảm, họ thường nghi ngờ sự chung thủy của người yêu/bạn đời nên luôn thu thập các chứng cứ để chứng minh điều đó. Họ thường kiểm soát đối phương quá mức như kiểm tra điện thoại, liên tục chất vấn, đặt nhiều câu hỏi như đang ở đâu, gặp gỡ ai, đang làm gì,…
Biểu hiện của người đa nghi

Biểu hiện của người đa nghi

  • Thường xuyên tìm cơ hội gây hấn, bạo lực: Do hay nghi ngờ mục đích, động cơ của người khác nên người có tính đa nghi thường phản ứng lại bằng cách tức giận, nổi khùng, thậm chí có những hành vi hung hăng, gây hấn, bạo lực.
  • Hay đưa ra những phán đoán sai lầm: Người đa nghi luôn hoài nghi một cách vô lý, dẫn đến việc đưa ra các phán đoán sai lầm, thiếu logic, thiếu thực tế. Những nghi ngờ của họ luôn không có căn cứ và họ không thay đổi suy nghĩ ngay cả khi người xung quanh cho thấy các bằng chứng xác thực.
  • Tự cao, ngạo mạn: Biểu hiện của người đa nghi thường kiêu căng, ngạo mạn, luôn tự đánh giá cao bản thân và có thái độ miệt thị với những người có thái độ, lời nói phê bình, chỉ trích họ.
  • Ít cảm xúc: Họ thường tỏ ra là người xa cách, lạnh lùng, không quan tâm đến những người khác. Bởi họ luôn căng thẳng, lo lắng liệu người khác có đang cố ý hãm hại mình hay không. Những người này thường ít cảm thấy lạc quan, vui vẻ, hạnh phúc trong cuộc sống.

Tính đa nghi là tốt hay xấu?

Từ những thông tin ở trên, chúng ta có thể thấy rằng người có tính quá đa nghi quá không tốt. Họ sẽ dễ phải đối mặt với nhiều phiền toái trong cuộc sống và công việc. Bởi, họ luôn hoài nghi vô căn cứ nên dễ xung đột với người khác, dẫn đến dần dần không có bạn bè hay đồng nghiệp thân thiết.

Người có tính quá đa nghi sẽ hay gây nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống

Người có tính quá đa nghi sẽ hay gây nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống

Người có bệnh đa nghi sẽ luôn có cảm xúc hỗn loạn, mơ hồ, tâm luôn phiền não. Một người chỉ biết hoài nghi người khác, thậm chí cả bản thân thì khó có thể có được tiền đồ sáng lạn trong tương lai.

Người có tính đa nghi thái quá đối với chuyện tình cảm thường khó có mối quan hệ bền lâu. Ví dụ như người chồng vì quá đa nghi vợ mình nên sinh ghen tuông vô cớ, nghi ngờ sự chung thủy của bạn đời. Thậm chí có những hành vi bạo lực, gây hấn dẫn đến những hậu quả khó lường.

Trong một số trường hợp nếu bệnh đa nghi trở nên thái quá, không tin vào bất cứ ai thường hay có xu hướng lạm dụng chất kích thích trong thời gian dài. Điều này có thể dẫn đến các bệnh về rối loạn tâm lý. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng. 

Làm sao để hết đa nghi?

Để không trở nên đa nghi thái quá, xuất hiện nhiều ngờ vực trong lòng khiến cho bạn có nhiều cảm xúc tiêu cực, bạn có thể tham khảo các cách dưới đây:

Thừa nhận cảm giác nghi ngờ, đa nghi của mình

Bạn sẽ chẳng vượt qua được chướng ngại nào nếu bạn không thừa nhận điều đó đang tồn tại và ảnh hưởng đến bạn. Hãy tự đặt câu hỏi cho sự nghi ngờ đó, những lo ngại đó từ đâu mà có, đưa ra những câu hỏi về hành động của bản thân, tập chung vào những điều khiến bạn hoài nghi. Sau khi suy xét kỹ càng, có thể bạn sẽ nhận ra những lo ngại đó không quá nghiêm trọng như bạn nghĩ.

Thừa nhận mình có tính đa nghi là bước đầu giúp bạn thoát khỏi tính cách này

Thừa nhận mình có tính đa nghi là bước đầu giúp bạn thoát khỏi tính cách này

Thay đổi cách nhìn nhận về sự thất bại

Điều này sẽ giúp bạn tránh được sự hoài nghi về năng lực của bản thân, khi gặp những thất bại trong cuộc sống. Thay vì nhìn sự thất bại như một trở ngại thì hãy coi đó là bài học của tương lai, đừng sợ phải làm lại, hãy tập trung nhiều hơn vào các khía cạnh mà bạn cần cải thiện.

Trân trọng vào những thành quả mà bản thân làm được

Khi bạn cảm thấy hoài nghi về bản thân thì hãy nhớ lại những trải nghiệm trong quá khứ. Hãy ghi nhớ lại thành tích, cột mốc của bạn trước đó mà bạn có thể làm được. Dựa vào những trải nghiệm đó để tạo nên lòng tin cho bản thân rằng bạn có thể làm được và có khả năng làm hơn thế nữa.

Không so sánh mình với bất cứ ai

Trong thế giới này có rất nhiều người khác nhau, có người thành công cũng có người thất bại. Cho nên đừng bao giờ mang bản thân bạn ra để so sánh với những người khác.

Tốt nhất bạn chỉ nên so sánh xem bạn của ngày hôm nay có gì tiến bộ hơn ngày hôm qua không. Sau đó dần hoàn thiện bản thân và trở thành phiên bản tốt hơn của mình là đủ.

Đừng nên so sánh mình với bất kỳ ai

Đừng nên so sánh mình với bất kỳ ai

Hãy tâm sự với người mà bạn thân thiết

Khi có những suy nghĩ đa nghi, ngờ vực về điều gì đó bạn đừng nên giấu kín trong lòng. Thay vào đó, bạn nên tâm sự với người mà bạn thân thiết, có thể tin tưởng được. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra rằng bản thân có những sự đa nghi không, hay chỉ do bản thân bạn đang tự thổi phồng lên mà thôi. Qua những chia sẻ, tâm sự đó bạn sẽ có thêm một góc nhìn nhận mới tích cực hơn trong cuộc sống.

Cần biết quan tâm, chăm sóc sức khỏe tinh thần

Những ý nghĩ tiêu cực thường xuyên xuất hiện sẽ không tốt cho bản thân bạn. Vì thế, hãy cố gắng cân bằng cảm xúc, dành thời gian học hỏi, trau dồi kỹ năng, kiến thức của mình. Điều này sẽ giúp cho bạn lấy được sự tự tin nhiều hơn, giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

Trên đây là bài viết về đa nghi là gì, những biểu hiện của người đa nghi và cách để hết đa nghi mà chúng tôi đã tổng hợp. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích cho mình.

Bài viết liên quan