Độ pH là gì? Công thức, cách xác định và ý nghĩa của độ pH trong đời sống

25 Tháng Sáu, 2023 106 Tuyentb

Độ pH là gì? Độ pH có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của con người? Đây là những câu hỏi được nhiều người đưa ra khi nói về khái niệm độ pH. Cùng sieusach.info tìm hiểu kỹ hơn về chỉ số pH này bài viết dưới đây nhé!

Độ pH là gì? Công thức tính độ pH

pH là chữ viết tắt của từ tiếng Anh là pondus hydrogenii, nghĩa là độ hoạt động của nguyên tử hydro. Độ pH được đo bằng chỉ số hoạt động của các của ion H+ trong môi trường dung dịch dưới tác động của 1 hằng số điện ly.

Mỗi một dung dịch tồn tại ở dạng lỏng đều có một độ pH riêng thể hiện qua lượng ion [H+] và [OH-]; trường hợp [H+] > [OH-] thì chất đó có lượng ion [H+] nhiều nên dung dịch mang tính axit; còn [H+] < [OH-] thì dung dịch đó có ít ion [H+] nên chúng có tính bazơ.

Độ pH là độ hoạt động của Hydro

Độ pH là độ hoạt động của Hydro

Độ pH có thang đo độ chia từ 1 – 14; trong trường hợp pH = 7 khi đó dung dịch ở trạng thái trung tính, độ pH > 7 dung dịch có tính kiềm (bazơ), còn độ pH < 7 dung dịch có tính axit. Như vậy, pH là logarit âm tính theo nồng độ của ion Hydro theo thang đo từ 0 -14 và được thể hiện qua công thức tính độ pH sau:

pH = -log[H+]

Có thể thấy mỗi môi trường sẽ có độ pH nhất định, mọi sinh vật sống đều phụ thuộc vào độ pH để duy trì sự sống. Con người cũng không phải ngoại lệ, đều cần phải dựa vào cơ chế nào đó để có thể duy trì 1 nồng độ pH nhất định.

Cách xác định độ pH như thế nào?

Dưới đây là một vài phương pháp dùng để kiểm tra độ pH phổ biến; bên cạnh đó là so sánh các ưu điểm nhược điểm để người dùng có thể căn cứ và chọn cho mình cách kiểm tra độ pH thích hợp:

Cách xác định Đặc điểm Ưu điểm Nhược điểm
1.Sử dụng giấy quỳ tím – Dung dịch là axit: giấy quỳ tím sẽ chuyển màu đỏ.

– Dung dịch là kiềm: giấy quỳ tím chuyển màu xanh.

– Phương pháp đơn giản nhất, chi phí thấp nhất, dễ xác định độ pH, cho kết quả nhanh, thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm hay giáo dục… – Không xác định được chính xác nồng độ cụ thể mà chỉ biết đó là dung dịch loại nào.
2.Sử dụng máy đo pH – Phương pháp này có thể xác định được chính xác độ pH của dung dịch đến 2 con số thập phân. – Thao tác tự động, hiển thị kết quả ra màn hình và lưu trữ được trên máy tính. Có thể xác định chính xác nồng độ pH của tất cả các loại dung dịch.  

– Giá mua máy khá cao.

3. Sử dụng bút đo pH Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi để đo độ pH, bút đo pH được phân thành 2 loại:

– Bút đo pH đất: chuyên đo, xác định pH đất.

– Bút đo pH nước: Chuyên đo pH dung dịch, chỉ cần nhúng đầu dò vào dung dịch sau 1 vài phút sẽ hiển thị kết quả chính xác độ pH của dung dịch đó.

– Thiết bị nhỏ gọn, có thể mang đi bất kỳ đâu, dễ dàng bảo quản và kiểm tra độ pH nhanh. – Đo độ pH có độ chính xác không tuyệt đối như máy đo pH.
4. Sử dụng Test sera – Thiết bị test nước để kiểm tra nồng độ NO2, NO3, nước cứng và độ pH.

– Bộ test sera pH gồm có: 1 chai thuốc thử, 1 bảng màu để so sánh nồng độ pH, 1 ống nghiệm để test dung dịch.

 

– Kiểm tra nhanh nồng độ pH trong môi trường nước nuôi thủy sản như: tôm, cá và thực vật thủy sinh.

– Giá thành bộ test sera này khá rẻ và có thể sử dụng tối đa 100 lần test.

– Chỉ kiểm tra được nồng độ pH của trong một vài môi trường nước nuôi thủy sản mà không kiểm tra được các loại dung dịch khác.

Độ pH có trong các dung dịch phổ biến

Mỗi một vật chất tồn tại trên Trái đất đều có độ pH nhất định, dưới đây là một số độ pH phổ biến được nhiều người quan tâm.

Độ pH có trong các dung dịch phổ biến

Độ pH có trong các dung dịch phổ biến

Cụ thể:

– Độ pH của nước: Mỗi loại nước sẽ có độ pH riêng, theo tiêu chuẩn độ pH an toàn cho nước uống là 6,5 – 8,5, còn nước sinh hoạt ở khoảng rộng hơn là 6,0 – 8,5.

– Độ pH của đất: Giúp xác định các loại đất có độ chua, hay kiềm cao, thấp để tác động thay đổi độ pH theo mục đích sử dụng.

– Độ pH của sữa rửa mặt: Có tiêu chuẩn là 5.5, nếu sử dụng sữa rửa mặt có độ pH cao khiến da dễ bị khô, khó giữ ẩm.

– Độ pH của axit: Theo thang đo độ pH axit từ 0 <= pH < 7

– Độ pH của bazơ: Còn có tên gọi khác là kiềm có độ pH từ 8 <= pH < 14.

– Độ pH của nước tiểu: pH trong nước tiểu bình thường khoảng 6.0, nếu dưới 5.0 thì nước tiểu có dấu hiệu bệnh tiêu chảy, nhiễm tiểu đường, cao hơn 8.0 có thể đã mắc bệnh như: sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu,, suy thận…

– Độ pH của máu: của người bình thường nằm trong khoảng từ 7,35 – 7,45. Nếu vượt quá phạm vi độ pH trên mà không kịp khắc phục sẽ có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Ý nghĩa, vai trò của độ pH ảnh hưởng như thế nào trong đời sống

Độ pH có vai trò rất quan trọng trong nhiều ngành nghề và cả trong cuộc sống. Cụ thể:

Đối với cơ thể

– Mỗi sinh vật sống sẽ có mức độ pH khác nhau để phù hợp với môi trường, giúp cơ thể sống khỏe mạnh. Xác định độ pH trong cơ thể sẽ cho biết được tình trạng sức khỏe hiện tại và sự sống của sinh vật. Đồng thời qua đó có thể xác định được môi trường sống, chế độ ăn uống phù hợp với từng cá thể khác nhau.

Độ pH giúp phát hiện cơ thể đang khỏe hay yếu

Độ pH giúp phát hiện cơ thể đang khỏe hay yếu

– Theo nhiều nghiên cứu, nồng độ pH cơ thể người bình thường sẽ nằm trong khoảng 7.3 – 7.4. Có thể thấy, cơ thể con người ngay từ khi hình thành đã mang tính kiềm và đây cũng là nồng độ tốt nhất để đảm bảo cho các tế bào hoạt động bình thường.

Đối với các ngành sản xuất, công nghiệp

– Trong các ngành công nghiệp, sản xuất, chế biến thực phẩm độ pH là một trong những yếu tố quan trọng để có thể điều chỉnh nồng độ mùi vị chuẩn nhất. Đảm bảo cho thực phẩm, thức uống có thể đạt được mùi vị như mong muốn. Ví dụ như: thực phẩm tươi sống như thịt có độ pH trong mức 5,5- 6,2 là đạt tiêu chuẩn; nếu độ pH thịt < 5,3 thịt sẽ có mùi ôi thiu.

– Đối với ngành công nghiệp sản xuất mỹ phẩm độ pH có ý nghĩa quan trọng. Chẳng hạn như da và tóc có độ pH ở ngưỡng 5.5, để da và tóc khỏe mạnh, mỹ phẩm chọn có độ pH < 7 là an toàn nhất. Dựa vào chỉ số này sẽ giúp cho các nhà sản xuất có thể đưa ra các sản phẩm thích hợp với nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.

– Trong sản xuất nông nghiệp xác định nồng độ pH của nước, của đất, để điều chỉnh sao cho phù hợp; giúp năng suất, sản lượng cây trồng, nuôi thủy hải sản chất lượng hơn.

Trong phòng thí nghiệm

– Các hoạt động nghiên cứu, thí nghiệm hầu như đều sử dụng đến nước hay các dung dịch nên đều cần đo pH.

– Việc đo độ pH là bước quan trọng không thể thiếu trước khi bắt đầu thí nghiệm và không được bỏ qua bước này

Độ pH là chỉ số luôn có trong các thí nghiệm

Độ pH là chỉ số luôn có trong các thí nghiệm

Trong đời sống sinh hoạt

– Độ pH được đánh giá là nhân tố rất quan trọng trong sinh hoạt để đánh giá các tiêu chí như: môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của con người.

– Đo độ pH của nước nước để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Độ pH quá cao hay quá thấp sẽ có thể gây ảnh hưởng xấu vì vậy cần biết độ pH để có những tính toán và điều chỉnh thích hợp.

– Độ pH còn ảnh hưởng đến sự ăn mòn của các thiết bị, đường ống dẫn nước hay các dụng cụ chứa nước.

Trên đây là những thông tin về độ pH là gì, cách xác định, ý nghĩa độ pH có ảnh hưởng đến đời sống như thế nào? Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức thực tế để cơ thể để giữ cơ thể luôn được khỏe mạnh.

Bài viết liên quan