Tiêu hóa là gì? Hệ tiêu hoá gồm những cơ quan nào?

12 Tháng Chín, 2023 106 Tuyentb

Tiêu hóa là quá trình rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta, giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành năng lượng. Vậy tiêu hóa là gì? Hệ tiêu hóa gồm những cơ quan nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin chi tiết về bộ phận này qua thông tin trong bài viết nhé.

Tiêu hóa là gì?

Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được. Tiêu hóa hoạt động theo chu trình thu nạp → nghiền nát → chuyển hóa các chất dinh dưỡng → đào thải. Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ trong miệng với sự tiết nước bọt cùng các enzym tiêu hóa.

Tiêu hóa là quá trình tiêu hóa thức ăn biến đổi các chất dinh dưỡng thành năng lượng cho cơ thể

Tiêu hóa là quá trình tiêu hóa thức ăn biến đổi các chất dinh dưỡng thành năng lượng cho cơ thể

Tiêu hóa chính là sự phân hủy các phân tử thức ăn lớn không hòa tan được thành phân tử thức ăn nhỏ tan được trong nước để hấp thu vào trong huyết tương. Trong cơ quan nhất định, các chất nhỏ sẽ được hấp thu qua ruột non rồi chuyển đến hệ tuần hoàn. 

Tiêu hóa là một hình thức trao đổi chất của cơ thể, thường được chia thành hai giai đoạn dựa trên cách thức chia nhỏ thức ăn, đó là tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. 

  • Giai đoạn tiêu hóa cơ học: Đề cập đến sự phá vỡ vật lý các thức ăn lớn thành từng miếng nhỏ rồi được enzyme tiêu hóa phân giải. Đây là giai đoạn tiêu hoá ở khoang miệng.
  • Trong quá trình tiêu hóa hóa học: Enzym sẽ phá vỡ thức ăn thành các phân tử nhỏ mà cơ thể có thể hấp thu được.

Hệ tiêu hóa là gì?

Hệ tiêu hóa là một hệ thống gồm các cơ quan bên trong cơ thể có nhiệm vụ lấy thức ăn, tiêu hóa thực phẩm, chuyển hóa thành năng lượng và chất dinh dưỡng rồi đưa các chất thải ra bên ngoài. 

Cấu tạo hệ tiêu hóa gồm có 2 bộ phận là ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Trong đó:

  • Ống tiêu hóa gồm có miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn. 
  • Tuyến tiêu hóa gồm có tuyến nước bọt, tuyến tiêu hóa tụy, gan và mật.

Hệ tiêu hoá gồm những cơ quan nào?

Hệ tiêu hóa của con người gồm rất nhiều cơ quan giúp phá vỡ cấu trúc và hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hoạt động. Sau khi đã hiểu rõ tiêu hóa là quá trình gì qua các thông tin bên trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về các cơ quan của hệ tiêu hóa ở dưới đây.

Sơ đồ các cơ quan trong hệ tiêu hoá của cơ thể người

Sơ đồ các cơ quan trong hệ tiêu hoá của cơ thể người

Cổ họng

Cổ họng chính là nơi mà thức ăn đi vào, từ miệng cho đến thực quản. Đây chỉ là cơ quan trung gian có nhiệm vụ vận chuyển thức ăn.

Thực quản

Thực quản là cơ quan nằm ở bên dưới cổ họng, có hình dạng của một ống dài giúp đưa thức ăn đến dạ dày. Thực quản sẽ tạo ra các cơn co thắt nhu động để đẩy thức ăn xuống và ngăn không cho thức ăn trào ngược lên.

Thực quản là một bộ phận của hệ tiêu hóa giúp ngăn không cho thức ăn trào ngược lên

Thực quản là một bộ phận của hệ tiêu hóa giúp ngăn không cho thức ăn trào ngược lên

Túi mật

Đây là một túi nhỏ nằm ở gần gan, có chiều dài khoảng 80 – 100mm. Túi mật có chức năng co bóp, đẩy dịch mật về phía ống mật chủ rồi xuống tá tràng và vào ruột non để tiêu hóa các chất béo. Túi mật đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa của cơ thể.

Gan

Gan đóng vai trò rất quan trọng trong hệ tiêu hóa, giúp hỗ trợ tổng hợp protein huyết tương, dự trữ glycogen và giải độc cho cơ thể. Đồng thời, cơ quan này còn chịu trách nhiệm điều hòa các phản ứng sinh hóa của cơ thể.

Dạ dày

Dạ dày là cơ quan quan trọng có cấu tạo dạng túi với nhiều cơ. Khi thức ăn được đẩy từ thực quản xuống, các axit và enzym sẽ được tiết ra rồi trộn lẫn với thức ăn để tạo ra protein và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thời gian lưu trữ thức ăn ở dạ dày khá lâu do phải phân huỷ hết lượng thức ăn chuyển sang dạng lỏng rồi mới di chuyển đến ruột non.

Dạ dày là cơ quan của hệ tiêu hóa giúp phân hủy thức ăn

Dạ dày là cơ quan của hệ tiêu hóa giúp phân hủy thức ăn

Ruột non

Ruột non của con người có chiều dài tới 6 mét. Đây là nơi thức ăn tiếp tục được tiêu hóa và phá vỡ cấu trúc bởi các enzym do gan hoặc tuyến tụy tiết ra.

Trong thời gian dài tiêu hóa ở ruột non, nhu động của ruột non sẽ giúp di chuyển thức ăn và trộn thức ăn với dịch tiêu hóa. Thức ăn đi qua ruột non sẽ tiếp tục được chia nhỏ ở tá tràng. Sau đó, các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ ở hỗng tràng và hồi tràng trước khi được chuyển vào máu.

Đại tràng

Khi quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng được hoàn tất, các chất còn lại không được hấp thụ sẽ chuyển xuống ruột già ở dạng lỏng. Tại đây, đại tràng sẽ tiếp tục hút nước từ dịch để biến chất thải thành dạng rắn (còn được gọi là phân). 

Đại tràng là cơ quan trong hệ tiêu hóa giúp chất thải từ dạng lỏng thành dạng rắn 

Đại tràng là cơ quan trong hệ tiêu hóa giúp chất thải từ dạng lỏng thành dạng rắn

Thông thường, chất thải sẽ được xử lý trong ruột già khoảng 36 giờ. Chất thải chủ yếu là các mảnh thức ăn và vi khuẩn. Những loại vi khuẩn này cũng thực hiện rất nhiều chức năng hữu ích cho cơ thể như xử lý chất thải, cặn bã,  tổng hợp vitamin, bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn có hại.

Trực tràng

Trực tràng nằm ở ngay dưới ruột già, có chiều dài khoảng 20cm. Khi chất thải chảy xuống đây, các dây thần kinh đặc biệt sẽ được kích thích gửi tín hiệu đến vỏ não để chúng ta biết mình cần đi tiêu. 

Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì hoạt động này vẫn chưa hoàn thiện nên chưa thể tự đại tiện. 

Hậu môn

Hậu môn chính là cơ quan cuối cùng của hệ tiêu hóa, gồm cơ sàn chậu và cơ vòng hậu môn. Nhiệm vụ của cơ quan này là chứa và đào thải phân. Khi đi vệ sinh, hậu môn sẽ tiết ra chất dịch để phân có thể dễ dàng được đẩy ra bên ngoài.

Các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa cần bổ sung cho cơ thể

Qua các thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ tiêu hóa là quá trình gì và các cơ quan của hệ tiêu hóa rồi. Tiếp theo trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa.

Khi các cơ quan của hệ tiêu hóa hoạt động không tốt sẽ dẫn đến mắc nhiều bệnh như táo bón, trào ngược dạ dày, trĩ, suy dinh dưỡng, thiếu chất,… Đối với những bệnh không phải là bệnh lý, các bạn có thể tăng cường hệ tiêu hóa bằng các loại thực phẩm như sau:

  • Chất xơ: Cơ thể chúng ta không có men để tiêu hóa được chất xơ, nhưng dưỡng chất này lại rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Chất xơ hòa tan có nhiều trong các loại rau củ, trái cây,… có khả năng hấp thụ được nước ở dạng gel nên di chuyển dễ dàng bên trong hệ tiêu hóa. Chất xơ này còn giúp tăng sinh vi khuẩn có lợi bên trong đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa hấp thu cholesterol hay lượng đường trong máu đột ngột. Chất xơ không hòa tan lại giúp thúc đẩy đào thải chất cặn bã của hệ tiêu hóa tốt.
Bổ sung chất xơ để hệ tiêu hóa được khỏe mạnh

Bổ sung chất xơ để hệ tiêu hóa được khỏe mạnh

  • Nước: Mất nước chính là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng táo bón. Cơ thể con người cần phải hấp thụ 2 – 3 lít nước lọc mỗi ngày. Vậy nên các bạn cần phải uống nhiều nước hơn nếu tập thể dục, làm việc quá nhiều và sống ở vùng có khí hậu nóng.
  • Chất béo tốt: Các bạn cũng cần phải bổ sung thêm chất béo nhưng ưu tiên những loại chất béo tốt cho cơ thể như hạt chia, dầu cá, quả óc chó, bơ, hạt lanh,…

Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ tiêu hóa là quá trình gì? Và hệ tiêu hóa gồm những cơ quan nào?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về nội dung của bài viết, hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết.

Xem thêm:

Bài viết liên quan