Khách sáo là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của từ khách sáo trong Tiếng Việt

29 Tháng Mười Một, 2023 106 Tuyentb

Trong giao tiếp hàng ngày, chắc hẳn chúng ta đã được nghe đến từ “khách sáo”. Vậy khách sáo là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của từ khách sáo như thế nào? Những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ, cùng theo dõi nhé!

Khách sáo là gì?

Khách sáo là từ dùng để chỉ một hành động hay lời nói mang tính chất xã giao, thể hiện sự lịch sự bên ngoài và thiếu sự thân mật. Những lời nói, hành động đó có thể mang tính chất thật lòng hoặc không thật lòng. Để có thể nhận biết được điều này thì bạn cần dựa trên ngữ điệu cũng như cách ứng xử của đối phương dành cho bạn.

Khách sáo là kĩ năng cần thiết để giao tiếp trong xã hội. Đương nhiên cũng sẽ có lúc bạn phải nói ra thật lòng của mình. Nếu bạn nghĩ rằng sự việc đó sai thì quan trọng là bạn phải truyền đạt được đúng ý của mình để không làm mất lòng người nghe.

Khách sáo là hành động thiếu sự thân mật

Khách sáo là hành động thiếu sự thân mật

Không cần khách sáo là gì?

Không cần khách sáo là không cần rụt rè, câu nệ, có thể làm điều gì đó mà mình cảm thấy tự nhiên và thoải mái là được. Câu nói này thường được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là khi bạn đến chơi nhà một người nào đó không quá thân quen hoặc mới gia nhập một tổ chức, một tập thể còn chưa có độ thân thiết với những người còn lại.

Đừng khách sáo tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh đừng khách sáo được dịch là Don’t be shy/don’t be hesitate/don’t hesitate.

Đừng khách sáo tiếng Trung là gì?

Trong tiếng Trung cụm từ đừng khách sáo là 别客气, phiên âm / bié kè qì /

Xem thêm: 

Nguồn gốc từ khách sáo là gì?

Khi nói đến nguồn gốc hình thành từ khách sáo, nhiều người cho rằng đây là từ ghép được ghép từ 2 loài chim là chim khách và chim sáo lại với nhau. Hai loài chim này đều có khả năng bắt chước theo giọng nói của người khác rất tốt nhưng bản chất thì không như vậy.

Khách sáo là một từ Hán Việt

Khách sáo là một từ Hán Việt

Bên cạnh đó, khách sáo vốn là một từ Hán Việt, được viết là 客套. Trong đó, “khách” nghĩa là “ở ngoài, đối với chủ” (theo cuốn từ điển Hội Khai Trí Tiến Đức). Còn “sáo” nghĩa là “túi, vỏ, bao”. Như vậy, khách sáo dịch theo nghĩa thuần Việt là cái vỏ bên ngoài. Còn theo bóng chúng mang hàm ý xã giao, thiếu thân mật nhưng đã lý giải trong phần khách sáo là gì ở trên.

Những câu nói khách sáo thường dùng trong giao tiếp tiếng Việt

Người Việt nói riêng và người Châu Á nói chung khi giao tiếp thường hay nói chuyện rất khách sáo. Mọi người hầu như ít khi nói thẳng mà thường ăn nói khéo léo, uyển chuyển để không làm mất lòng nhau cũng như tạo thêm sự thiện cảm cho đối phương khi giao tiếp.

Khi giao tiếp với những người không thực sự quá thân thiết, hoặc vì lợi ích mà người ta thường sử dụng những lời hay, ý đẹp nhưng chưa chắc những lời nói đó xuất phát từ sự chân thành hay mong muốn của họ. Để hiểu rõ hơn hãy xem ví dụ các tình huống sau: 

Khi đi mua sắm

Linh: Này tớ mặc chiếc váy liền này có hợp không?

Nga: Nhìn cũng được đấy, màu của nó cũng đẹp. Váy liền trông dễ thương nhưng không hợp với cậu cho lắm. Tớ thấy chiếc váy xanh kia hợp với cậu hơn đấy!

→ Trong trường hợp này, Nga nghĩ rằng chiếc váy đó đẹp nhưng dường như không hợp với Linh lắm. Tuy nhiên nếu nói thẳng ra là “không hợp”, “không đẹp” thì có lẽ Linh sẽ bị bất ngờ và khó chịu. Do đó đầu tiên vẫn cần khách sáo nói rằng “dễ thương”.

Trong công việc

Sếp:  Tôi muốn việc này được hoàn thành trong tuần này. Tuy hơi gấp, nhưng cậu cố gắng làm thêm giờ nhé.

Nhân viên: Vâng, tất nhiên rồi. Thật sự là có việc nên muốn về sớm, tôi sẽ làm hết sức để đáp lại kì vọng của anh!

→ Trong trường hợp này bạn nhân viên không thực sự muốn làm thêm giờ vì có hẹn nhưng họ không nói trực tiếp mà chỉ thể hiện sự cố gắng của mình với cấp trên.

Trong tình yêu

Nữ: Giữa em và công việc cái nào quan trọng hơn!

Nam:  Tất nhiên chẳng phải là anh đã quyết em quan trọng hơn à!

→ Nữ giới thường có xu hướng muốn ở cạnh người mà mình yêu mọi lúc nhưng khi nghe được câu hỏi trên, nam giới thực sự nghĩ là thật phiền phức đừng hỏi những câu như vậy. Nam giới coi trọng người yêu cũng như công việc. Nếu bạn quan tâm đến đối phương, tốt nhất là nên tránh những câu hỏi như thế này.

Trong hội thoại thường ngày

Huyền: Hôm nay tám chuyện vui nhỉ. Lần sau lại gặp nhé.

Phượng: Tất nhiên rồi! Hẹn gặp lại lần tới nhé, liên hệ với mình bất cứ lúc nào cũng được!

→ Tâm trạng của người Huyền khi mời là:

Có mong muốn thực hiện lời mời

Không suy nghĩ nhiều, nếu có cơ hội thì thực hiện lời mời

Câu nói chỉ mang tính xã giao (dùng lời chào, lời nói mà đối phương mong muốn để tiếp tục mối quan hệ tốt đẹp)

→ Tâm trạng của người Phượng là:

Thực sự rất vui nên muốn hẹn lần tiếp theo

Muốn hẹn nhưng không muốn tự bản thân lên kế hoạch

Câu nói chỉ mang tính xã giao

Lần sau lại gặp nhé.

Lần sau lại gặp nhé

Lúc nào có tiền thì trả!

Câu nói khách sáo này mang theo 2 hàm ý. Ý thứ nhất đó là đối phương thật sự thoải mái, cho bạn thời gian dư dả để trả lại cho họ. Ý nghĩa thứ 2 là đối phương muốn thử phản ứng của bạn. Nếu bạn thực sự trì hoãn việc trả tiền cho họ thì bạn có thể sẽ bị liệt vào danh sách đen, lần sau khó có thể mượn lại tiền của họ.

Vì vậy, ý nghĩa của câu nói này còn phụ thuộc vào ngữ điệu, mối quan hệ giữa 2 người. Tuy nhiên, nếu đã mượn tiền của người khác thì nên có trách nhiệm trả và cố gắng trả sớm hoặc trả đúng hẹn. Bên cạnh đó, nếu đến ngày hẹn mà chưa có tiền trả thì nên nói lại với người cho vay để họ biết, không nên im lặng.

Trên đây là bài viết về khách sáo là gì cũng như nguồn gốc và ý nghĩa của từ khách sáo. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức thú vị! Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật nhanh chóng những tin tức thú vị về cuộc sống nhé!

Bài viết liên quan