Môi trường sống của sinh vật là gì? Phân loại, đặc điểm và cách bảo vệ

21 Tháng Tư, 2023 106 Tuyentb

Hiện nay môi trường là một trong những vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. Môi trường ở đây chính là môi trường sống của chúng ta, môi trường sống của các sinh vật trên Trái Đất. Vậy môi trường sống của sinh vật là gì? Làm thế nào con người có thể bảo vệ được môi trường này? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm sinh vật là gì?

Trước khi đi tìm hiểu về môi trường sống của sinh vật là gì, chúng ta sẽ xem xét khái niệm sinh vật. Sinh vật là những vật sống có cấu trúc, có tổ chức, có thể phản ứng với các kích thích bên ngoài, có khả năng sinh sản, phát triển, thích nghi và duy trì cân bằng nội môi. Do đó, một sinh vật sẽ là bất kỳ cá thể động vật, thực vật, nấm, sinh vật nguyên sinh, vi khuẩn hoặc trùng trên Trái đất.

Sinh vật là những vật sống có cấu trúc, tổ chức cơ thể nhất định

Sinh vật là những vật sống có cấu trúc, tổ chức cơ thể nhất định

Những sinh vật này có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Một trong những cách phổ biến nhất là dựa trên số lượng tế bào tạo cấu thành nên sinh vật. Hai nhóm chính là sinh vật đơn bào (ví dụ vi khuẩn , vi khuẩn cổ và sinh vật nguyên sinh ) và sinh vật đa bào (động vật và thực vật).

Các sinh vật cũng có thể được phân loại theo cấu trúc dưới tế bào của chúng. Những sinh vật có nhân được xác định rõ ràng được gọi là sinh vật nhân chuẩn. Những sinh vật không có nhân được gọi là sinh vật nhân sơ. Ở sinh vật nhân chuẩn, vật liệu di truyền được tìm thấy bên trong nhân trong khi ở sinh vật nhân sơ, nó nằm trong một vùng đặc biệt gọi là nucleoid.

Tìm hiểu môi trường sống của sinh vật là gì?

Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Mỗi loài sinh vật lại có thể thích nghi với môi trường sống khác nhau.

Môi trường sống của cá biển là vùng nước biển

Môi trường sống của cá biển là vùng nước biển

Ví dụ, môi trường sống của một số sinh vật, chẳng hạn như chim sống ở trên cây cao, cá sống dưới nước và giun sống dưới lòng đất. Thậm chí loài này cũng có thể là nơi sinh sống của các sinh vật khác, chẳng hạn như nấm ký sinh sống trên thân cây, ruột động vật là nơi trú ngụ của ký sinh trùng.

Các yếu tố của môi trường sống ảnh hưởng đến sinh vật

–  Nhiệt độ:Là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật trong một môi trường. Nhiệt độ trên Trái đất phân bố theo khu vực địa lý, cao nhất ở xích đạo và tiếp tục giảm dần về phía các cực. Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzym khác nhau trong cơ thể sinh vật. Do đó đa dạng sinh học trên hành tinh cũng thay đổi dọc theo sự phân bố nhiệt độ.

–  Nước: Đây là yếu tố quan trọng tiếp theo ảnh hưởng đến sự sống trên Trái đất. Nước hỗ trợ hầu hết các dạng sống trên Trái đất. Ví dụ, 70% cơ thể con người được tạo thành từ nước. Tương tự, tất cả các sinh vật khác đều cần nước để điều chỉnh nhiệt độ và nhiều hoạt động sinh lý khác. Các loài sinh vật đa dạng và phong phú hơn ở các khu vực có nguồn nước dồi dào.

–  Ánh sáng: Chúng ta đã biết rằng ánh sáng từ Mặt trời là nguồn năng lượng cho các sinh vật sống trên Trái đất. Thực vật thu năng lượng này và sản xuất các chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp. Năng lượng này sau đó được truyền cho các sinh vật còn lại trong môi trường thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.

–  Đất: Loại đất trong môi trường sống sẽ xác định loại thảm thực vật. Điều này trực tiếp dẫn đến loại sinh vật có thể sống ở môi trường này. Nó cũng chứa tất cả các khoáng chất cần thiết cho các sinh vật khác nhau bao gồm cả thực vật để hỗ trợ cuộc sống của chúng.

Có mấy loại môi trường sống của sinh vật?

Các loại môi trường sống của sinh vật trên Trái Đất vô cùng phong phú. Tuy nhiên người ta chia môi trường sống của sinh vật thành 4 loại như sau.

Môi trường sống trong đất

Môi trường sống trong đất của sinh vật bao gồm các yếu tố như thổ nhưỡng, cấu tạo đất (đá, sỏi, cát, phù sa), độ ẩm… Có nhiều sinh vật đã thích nghi và tiến hóa với việc sống trong lòng đất. Một số sinh vật thích hợp với những loại đất tơi xốp, ẩm ướt. Một số sinh vật lại phù hợp với loại đất khô, nhiều cát…

Ví dụ về các loài sinh vật sống trong môi trường trong đất như giun đất, tê tê, chuột chũi…

Chuột chũi là một sinh vật sống trong môi trường đất

Chuột chũi là một sinh vật sống trong môi trường đất

Môi trường nước

Môi trường nước là loại môi trường sống của sinh vật chiếm diện tích lớn nhất trên Trái Đất. Có 3 loại môi trường nước khác nhau và các sinh vật ở các môi trường này cũng đa dạng và khác biệt.

Môi trường sống của sinh vật nước ngọt: Hồ, sông, suối và ao là những ví dụ về môi trường sống nước ngọt. Những hệ sinh thái này chiếm chưa đến 0,01% diện tích trái đất nhưng lại là nơi sống của hơn 100.000 loài sinh vật.

Môi trường sống của sinh vật biển: Đại dương là vùng nước bên ngoài các khu vực ven biển và là nơi sinh sống của một số động vật hoang dã biển lớn nhất, chẳng hạn như cá voi, cá mập và cá heo.

Môi trường sống ven biển: Môi trường sống ven biển là nơi tiếp giáp giữa đất liền và biển. Nó bao gồm các hệ sinh thái rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm lầy muối, cửa sông, bờ biển… Các môi trường ven biển là khu vực sinh sản của nhiều loài cá, loài chim biển khác nhau.

Môi trường sống trên mặt đất

Môi trường sống trên mặt đất là môi trường sống của nhiều loài sinh vật khác nhau, trong đó có con người. Môi trường sống trên mặt đất rất đa dạng, được chia thành các loại môi trường rừng, sa mạc, lãnh nguyên, vùng núi, vùng cực…

Ví dụ về các loài sinh vật sống trên mặt đất như thực vật gồm cây thông, cam, quýt… và động vật như con cáo, mèo, cú…

Các sinh vật sống trên mặt đất rất đa dạng

Các sinh vật sống trên mặt đất rất đa dạng

Môi trường sinh vật

Kể cả cơ thể của các sinh vật cũng có thể là môi trường sống của sinh vật khác. Ví dụ như cây cổ thụ là môi trường sống của địa ý, cây tầm gửi, rêu… Các sinh vật kí sinh trên cơ thể động vật như rận, giun kim… cũng là những loại sinh vật sống trong môi trường sinh vật.

Làm thế nào để bảo vệ các môi trường sống của sinh vật?

Môi trường sống của các sinh vật chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác, sinh hoạt của con người là một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự suy thoái, ô nhiễm môi trường trên Trái Đất.

 Hậu quả của những hành vi này là sinh vật mất môi trường sống, dẫn đến suy giảm đa dạng sinh thái. Khí hậu trên Trái Đất ngày càng khắc nghiệt hơn, nhiều hiện tượng như mưa lũ, bão quét, hạn hán, ô nhiễm khói bụi… đang ngày một nghiêm trọng.

Vậy làm thế nào để chúng ta có thể bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất? Chỉ với những việc làm nhỏ sau đây, bạn có thể góp phần gìn giữ môi trường sống của chúng ta.

–  Tiết kiệm tài nguyên nước, điện, sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

–  Biết phân loại rác và tái chế các sản phẩm để giảm lượng rác thải ra ngoài môi trường. Hạn chế sử dụng các đồ sử dụng 1 lần, túi nilon khó phân hủy…

–  Lên án các hành vi săn bắt động vật hoang dã, phá rừng, chặt cây trong rừng, các hành vi tàn phá môi trường sống của các sinh vật khác.

Lên án các hành vi chặt phá rừng để bảo vệ môi trường sống của sinh vật

Lên án các hành vi chặt phá rừng để bảo vệ môi trường sống của sinh vật

–  Tìm hiểu và tuyên truyền đến cộng đồng ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, các cách để chống ô nhiễm môi trường đơn giản có thể thực hiện hàng ngày.

–  Tham gia các hoạt động trồng cây xanh, các hoạt động dọn dẹp rác thải trong môi trường sống của bản thân.

Bài viết đã trả lời cho câu hỏi môi trường sống của sinh vật là gì, đồng thời giới thiệu thêm về cách bảo vệ môi trường sống của sinh vật. Các sinh vật trên Trái Đất sống ở các môi trường khác nhau, tuy nhiên nó vẫn thuộc về hệ sinh thái chung. Bởi vậy, mọi tác động của con người đều có thể ảnh hưởng đến môi trường sống của các sinh vật trên Trái Đất. Do đó, bạn hãy có ý thức bảo vệ, gìn giữ môi trường nhé.

Bài viết liên quan