Nhập niết bàn là gì? Đức Phật nhập niết bàn ở đâu?

9 Tháng Mười, 2023 106 Tuyentb

Khi tìm hiểu về Phật giáo, chúng ta vẫn thường nghe đến niết bàn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ niết bàn là gì? Hay nhập niết bàn là gì? Nơi Đức Phật nhập niết bàn ở đâu? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc về niết bàn, mời bạn theo dõi.

Tìm hiểu về niết bàn là gì?

Niết bàn nghĩa là gì?

Niết bàn trong tiếng Phạn được gọi là nirvana, ghép bởi 2 từ là “Nir” và “Vana”.Trong đó:

  • Nir: Nghĩa là ra khỏi, thoát khỏi, rời khỏi.
  • Vana: Là nơi âm u, nơi phiền não.

Như vậy, nirvana hay niết bàn nghĩa là đi ra khỏi nơi tăm tối, u mê, phiền não.

Niết bàn là giải thoát khỏi sự u mê, phiền não

Niết bàn là giải thoát khỏi sự u mê, phiền não

Bên cạnh đó, theo quan điểm tâm lý học thì niết bàn là xóa bỏ bản ngã, còn quan điểm về đạo đức thì niết bàn là diệt tham – sân – si. Nói cách khác, niết bàn là giải thoát; giải thoát khỏi dục vọng, khỏi u tối vô minh, khỏi phiền não, khổ đau, nghiệp báo luân hồi.

Nhập niết bàn là gì?

Nhập niết bàn có nghĩa là chấm dứt nghiệp báo luân hồi, thoát khỏi vòng sinh tử. Khi đó, những tham sân hận trong cõi này sẽ chấm dứt và chuyển sang trạng thái yên tĩnh, thanh thản, sáng suốt, chấm dứt mọi sầu đau, phiền não có như vậy mới đạt được trạng thái hạnh phúc.

Hình ảnh Đức Phật nhập niết bàn chính là việc đạt được cảnh giới cao nhất khi tu hành. Hay nói cách khác, đó chính là mục đích chính mà các nhà tu hành mong muốn.

Niết bàn có mấy loại?

Theo đạo Phật thì niết bàn chia làm 2 loại:

Hữu dư y niết bàn (niết bàn tại thế): Là trạng thái đạt được niết bàn khi thân xác còn tồn tại nhưng tâm đã thoát ra khỏi luân hồi. Khi đó, người còn sống nhưng tâm không phiền não đã tiêu trừ tham sân si. Và chỉ những người thực sự giác ngộ mới có thể đạt được chân lý này, trong đó có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đạt cảnh giới hữu dư y niết bàn vào năm 35 tuổi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người đã đạt được cảnh giới hữu dư y niết bàn

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người đã đạt được cảnh giới hữu dư y niết bàn

Vô dư y niết bàn (niết bàn tuyệt đối): Là trạng thái tận diệt của tham – sân – hận, những dục vọng, phiền muộn, gánh nặng, lo âu đều đã được tiêu biến hết. Sau đó, trạng thái thể xác cũng chấm dứt hoàn toàn, thâm tâm ở trạng thái thanh tịnh tuyệt đối.

Xem thêm:

Niết Bàn có ý nghĩa gì trong Phật Pháp?

Niết Bàn không phải là một vật thể có thể nhìn thấy, sờ nắm được mà là một trạng thái trong tâm của chúng ta. Đó là trạng thái có thể đạt tới được cảnh giới vô thường, không còn khổ đau, không còn những vô minh.

Theo nhiều cách giải thích khác nhau về ý nghĩa của niết bàn chính là đoạn trừ được dục vọng, dứt nghiệp báo luân hồi, tiến tới sự thanh tịnh đạt đến tuyệt đối. Giải thích theo cách nhìn trừu tượng hơn thì niết bàn là sự ngưng đọng vĩnh cửu của không gian và thời gian đối với cõi tâm linh trong sâu thẳm mỗi con người.

Niết bàn là điểm kết thúc cũng là một khởi đầu mới. Kết thúc tham – sân – si và sinh – lão – bệnh -tử tiến tới khởi đầu chính là thoát khỏi lục đạo luân hồi. Đây được coi là cảnh giới cao nhất mà hầu hết các chúng tăng ni đều hướng tới, đó là được thắc về cõi Phật, có thọ mệnh dài lâu.

Niết bàn là cảnh giới cao nhất mà các tăng ni hướng tới

Niết bàn là cảnh giới cao nhất mà các tăng ni hướng tới

Qua đó, Đức Phật cũng muốn nói rằng để tìm được niết bàn thì không cần phải đi tìm ở đâu xa, niết bàn có thể tìm thấy trong chính thân tâm của mỗi người. Bản thân của mỗi người có thể tự mình nhìn nhận và hiểu được các quy luật vô thường, vô ngã và tự giác ngộ thì sẽ thấy được cảnh giới niết bàn.

Đức Phật nhập niết bàn khi nào, ở đâu?

Nơi Đức Phật nhập niết bàn ở đâu?

Câu Thi Na (Kushinagar) thuộc quận Deoria của bang Uttar Pradesh, nằm cách thành phố Gorakhpur phía Đông Bắc Ấn Độ khoảng 52km, chính là nơi Đức Phật nhập niết bàn.

Giống như những thánh tích Phật giáo khác có liên quan tới những biến cố trong cuộc đời của Đức Phật, Câu Thi Na ở Kushinagar đã trở thành một trong những thánh địa quan trọng để các Phật tử. Nơi đây được coi là 1 trong “tứ động tâm” để những người hành hương từ khắp nơi trên thế giới đến đây để chiêm bái. 

Ngày Đức Phật Nhập Niết Bàn

Như chúng ta đã biết, Phật Thích Ca là vị Phật có thật trong lịch sử và đã nhập niết bàn sau 49 năm thuyết pháp cứu độ chúng sinh. Theo giáo sử của Phật giáo ghi chép lại vào ngày rằm tháng 2 âm lịch năm 544 TCN, Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn vào ngày 15/2 âm lịch

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn vào ngày 15/2 âm lịch

Đức Phật Thích Ca trải qua quãng thời gian thuyết pháp, thành đạo, sau đó nhập niết bàn vào năm Ngài 80 tuổi. Lúc đó, Ngài đã biết rằng thọ mệnh ở cõi này đã đến và căn dặn Xá Lợi Phất đưa Ngài đến Câu Thi Na. Tại nơi đây, Ngài đã thuyết pháp lần cuối, khuyên các đệ tử phải luôn tự thắp sáng đường để đi. Sau đó, Ngài đã nhập niết bàn ở tư thế nằm nghiêng về bên phải, đầu gối lên tay phải, 2 chân áp lên nhau, tay trái duỗi thẳng trong tâm thế chánh niệm. Lúc Đức Phật nhập niết bàn giống như Ngài đang bước vào một giấc ngủ dài và sâu.

Bên cạnh đó, lịch sử có ghi chép lại sau khi đem hỏa thiêu Đức Phật Thích Ni Ca thì nhục thân còn lại chính là 8 hạt xá lợi. 8 phần này đã được đem chia cho 8 vị vua trị vì của các Vương quốc ở miền Bắc Ấn Độ và cho đến ngày nay các xá lợi này vẫn còn tồn tại ở trong các đền thờ.

Ý nghĩa của niết bàn trong cuộc sống hiện nay?

Niết bàn không chỉ xuất hiện và tồn tại trong Phật giáo mà còn có rất nhiều ý nghĩa trong cuộc sống. Không cần phải trở thành một Phật tử, chúng ta vẫn có thể hướng tâm hồn mình đến với niết bàn. Thông qua việc rèn luyện, chúng ta sẽ biết được cách để loại bỏ đi sự hỉ, nộ, ái, ố, tham lam, sân si,…

Mỗi người nên tự rèn luyện để tìm được sự an yên trong tâm hồn

Mỗi người nên tự rèn luyện để tìm được sự an yên trong tâm hồn

Từ đó, mỗi người sẽ tìm được sự an yên trong chính cõi lòng của mình. Kể cả trong những hoàn cảnh khó khăn, thử thách tới đâu thì nhân cách, tâm hồn con người khi đó cũng không hề thay đổi. Chính vì  điều đó mà hiện nay, nhiều người trong cuộc sống muốn áp dụng triết lý niết bàn vào trong đời sống của mình.

Mong rằng những chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn biết niết bàn là gì gì, nhập niếp bàn là gì. Thường xuyên truy cập vào sieusach.info để tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị hơn nhé.

Bài viết liên quan