Sĩ diện là gì? Người có tính sĩ diện tốt hay xấu?

3 Tháng Tám, 2023 106 Tuyentb

Sĩ diện là từ thường được sử dụng để nói về những người thích khoe khoang. Vậy các bạn có hiểu rõ sĩ diện là gì chưa? Sĩ diện trong tình yêu là gì? Người có tính sĩ diện tốt hay xấu?… Hãy cùng sieusach.info tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này qua những thông tin trong bài viết nhé. 

Sĩ diện là gì?

Sĩ diện là một từ Hán Việt. Để hiểu rõ nghĩa của từ này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về nghĩa của từng từ, cụ thể là:

  • Sĩ (): Là người trí thức, có học thức và có phẩm chất đạo đức cao. Trong quá khứ, từ này thường hay được sử dụng để nói về các quan chức thời xưa, những người có địa vị cao và yêu nước.
  • Diện (): Là mặt, vẻ bề ngoài. Từ này thường hay được sử dụng để nói về diện mạo của một người (như tai, mắt, má, mũi, miệng), nét đẹp bên ngoài hoặc sự tốt/xấu của một người. Ngoài ra, nó còn được dùng để miêu tả về sự tôn trọng, danh dự và uy tín của một người ở trong xã hội.

Như vậy, từ sĩ diện có thể được hiểu là sự tôn trọng, danh dự, uy tín của một người trong xã hội dựa vào phẩm chất đạo đức, trí thức và năng lực của người đó. Thời xưa, người ta thường dùng từ “sĩ diện” để miêu tả về những người có phẩm chất đạo đức tốt, có trí tuệ hơn người và kiến thức rộng lớn. 

Sĩ diện là điều mà ai cũng cần phải có

Sĩ diện là điều mà ai cũng cần phải có

Sĩ diện còn có thể được sử dụng để nói về sự tinh tế và lịch thiệp trong cách ứng xử của một người. Thông qua lời nói, suy nghĩ, hành động và vẻ bề ngoài của người đó có phù hợp với các tiêu chuẩn chung để nhận được sự tôn trọng từ người khác không.

Theo từ điển tiếng Việt, sĩ diện khi là danh từ sẽ mang ý nghĩa đại diện cho một cá nhân (ví dụ như: mất hết sĩ diện, giữ sĩ diện). Còn khi là động từ, sĩ diện lại chỉ những người muốn làm ra vẻ không hề thua kém ai để được người khác coi trọng.

Sĩ diện tiếng Anh là gì? Sĩ diện trong tiếng Anh là từ “face”, có  nghĩa là những cái bên ngoài giúp mình được coi trọng hơn khi đứng trước mặt người khác. 

Sĩ diện tiếng Trung là gì? Trong tiếng Trung, sĩ diện là từ 脸子 (liǎnzi) hoặc 体面 (tǐmiàn).

Vì sao từ sĩ diện lại có hàm nghĩa tiêu cực?

Sau khi tìm hiểu sĩ diện là gì qua thông tin ở bên trên, chắc chắn nhiều bạn muốn biết vì sao từ này hiện nay lại mang hàm nghĩa tiêu cực. 

sĩ diện lại có hàm nghĩa tiêu cực

Hiện nay sĩ diện có hàm nghĩa tiêu cực

Sĩ diện được sử dụng ngày nay thường để chỉ những kẻ thích khoe khoang, tự cao tự đại và thích làm ra vẻ có học thức. Lâu lâu chúng ta cũng vẫn được nghe những câu như “anh ta sĩ diện quá” hay “cô ta rất sĩ diện” với hàm ý chê bai, là một cái gì đó không tốt và không nên làm.

Nguyên nhân sâu xa khiến từ sĩ diện có ý nghĩa tiêu cực bắt nguồn từ chính phong trào chống trí thức diễn ra tại Trung Quốc (phong trào Trăm hoa đua nở năm 1956 – 1957), nhưng lại có sự ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam. 

Sau phong trào này, những người đi học kiến thức tại Trung Quốc bị coi là xấu. Những người trí thức lại bị xếp vào loại hôi thối thứ chín, tệ nhất ở trên bậc thang từ một tới chín.

Sĩ diện hão là gì?

Như vậy, nếu xét theo nghĩa tích cực thì bất cứ ai cũng cần phải có sĩ diện. Tuy nhiên, các bạn đừng nhầm lẫn giữa “sĩ diện” và “sĩ diện hão” nhé. Sĩ diện hão đang ngày càng lan rộng và gây ra rất nhiều hệ lụy cho sự phát triển về văn hóa, kinh tế, giáo dục và đời sống xã hội.

Người sĩ diện hão xuất hiện rất nhiều trong xã hội hiện nay

Người sĩ diện hão xuất hiện rất nhiều trong xã hội hiện nay

Sĩ diện hão chính là sự giả tạo, khoe mẽ, bảo thủ, hợm hĩnh, giấu dốt, phù phiếm,… cố để làm cho người khác tôn trọng mình bằng những điều mà mình không có. Người sĩ diện hão luôn tâng bốc mình lên và thích thú khi nhận được những lời khen có cánh hoặc sung sướng khi được những người khác nhìn bằng ánh mắt ngưỡng mộ, ghen tị.

Biểu hiện của thói sĩ diện hão là muôn hình vạn trạng mà bất cứ ở đâu trong xã hội này, chúng ta cũng có thể thấy được. Dưới đây là một số biểu hiện của người sĩ diện hão mà các bạn có thể tham khảo:

  • Các bạn đi làm mà chẳng bao giờ hỏi đến tiền công vì không muốn làm mất đi cái thanh cao của người tri thức, đó chính là sĩ diện hão.
  • Nếu các bạn chỉ khăng khăng làm những việc đúng với chuyên môn khi đang thất nghiệp vì không muốn tự hạ thấp mình, thì đó cũng là sĩ diện hão.
  • Khi các bạn cố làm những việc mà bản thân mình biết nó quá sức vì cho rằng từ chối hay việc thừa nhận mình không đủ khả năng là điều rất xấu hổ, đây cũng là đang sĩ diện hão.

Phải thừa nhận một điều rằng, ai trong chúng ta dù ít hay nhiều cũng đều có tính sĩ diện hão. Mà điều này có từ thời cổ chí kim chứ cũng chẳng phải mới xuất hiện ở thời đại ngày nay. Thậm chí, tính sĩ diện hão còn được ẩn dụ trong rất nhiều câu ca dao, tục ngữ Việt Nam như: “đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại” hay “con gà tức nhau tiếng gáy”.

Chính vì hiểu rõ sự sĩ diện hão mang đến rất nhiều hệ lụy nên người ta dần dần càng sợ nó, cứ thấy ai có vẻ hơi sĩ diện là lại phê phán. Bởi nó làm cho con người ta sống xa vời so với thực tế. 

Sĩ diện trong tình yêu là gì?

Sau khi hiểu rõ sĩ diện là gì, sĩ diện hão là gì qua những thông tin bên trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh sĩ diện trong tình yêu. Cũng giống như cuộc sống hằng ngày, trong tình yêu cũng tồn tại căn bệnh sĩ diện hão, đặc biệt thường gặp nhiều ở đàn ông.

Sĩ diện trong tình yêu thường gặp ở đàn ông

Sĩ diện trong tình yêu thường gặp ở đàn ông

Về bản chất, đàn ông sĩ diện cũng không phải là điều xấu xa gì cả. Nhưng khi sự sĩ diện được đặt không đúng hoàn cảnh thì nó lại trở thành một vấn đề không hay ho. 

Để nhận diện được một người có tính sĩ diện trong tình yêu, các bạn cần phải quan sát họ kỹ càng thông qua những đặc điểm sau đây:

  • Luôn khoe khoang về sự giàu có của bản thân và gia đình: Người luôn miệng nói về vấn đề tiền bạc, sự giàu có của bản thân mình thì họ đích thị là người coi trọng vật chất hơn tình yêu. Trong mắt họ, các bạn cũng chỉ là một người ham vật chất và đến với họ chỉ vì tiền.
  • Ăn nói tục tĩu, thích dùng bạo lực khi có mâu thuẫn đám đông: Đây là những biểu hiện của một kẻ cộc cằn, vũ phu. Nếu các bạn gửi gắm cuộc đời mình vào một người đàn ông như này, tương lai sẽ rất khó có được hạnh phúc.
  • Thích thể hiện mình là người thông minh và rất tài giỏi: Đây cũng là biểu hiện của việc coi thường, xỉa xói và chê bai người khác. Nếu yêu đương với người này chắc chắn các bạn sẽ không hạnh phúc về sau này.

Cách bỏ tính sĩ diện hiệu quả

Qua những thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ sĩ diện là gì, sĩ diện trong tình yêu là gì, sĩ diện hão là gì rồi. Vậy cách bỏ tính sĩ diện như nào?

Học tập không ngừng nghỉ để hoàn thiện bản thân mình và được người khác tôn trọng

Học tập không ngừng nghỉ để hoàn thiện bản thân mình và được người khác tôn trọng

Có một nhà văn nổi tiếng ở Hồng Kông từng nói: “Sĩ diện chính là thứ khó buông bỏ nhất, nhưng cũng là thứ vô dụng nhất”. Tuy nhiên, con người ta vẫn cứ thích đánh bóng vẻ bề ngoài bằng những thứ hào nhoáng như nhà cửa, trang sức, xe cộ,… Một phần là để che lấp sự trống rỗng ở bên trong, một phần cũng là do trong xã hội có một số người quá đề cao những thứ bên ngoài và giá trị vật chất.

Do đó, để sửa đổi được thói sĩ diện hão đã “ăn” sâu vào trong máu qua nhiều thế hệ, chúng ta cần phải có sự phản tỉnh. Tức là phải biết suy nghĩ điều gì là quan trọng nhất trước khi làm bất cứ một việc gì đó. Ngoài ra, mỗi người chúng ta cũng cần phải học hỏi không ngừng để có kiến thức nền tảng, được người khác tôn trọng bởi những điều bên trong chứ không phải bên ngoài.

Một người biết sĩ diện đúng chỗ, đúng lúc sẽ luôn được người khác tôn trọng dù chỉ mặc cái áo rẻ tiền, đi xe máy cà tàng. Vậy nên thay vì cứ mãi chạy theo những thứ phù phiếm, hữu danh vô thực, các bạn hãy học cách làm người, làm việc chân thành. Bởi chỉ khi sống tử tế thì người khác tự nhiên sẽ tôn trọng các bạn.

Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể hiểu rõ sĩ diện là gì? Sĩ diện hão là gì? Sĩ diện trong tình yêu là gì?… Nếu có vấn đề gì thắc mắc về nội dung của bài viết, các bạn hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết nhé.

Xem thêm: 

 

Bài viết liên quan