Baba ăn gì? Mật baba có uống được không?

2 Tháng Tư, 2024 106 Tuyentb

Baba không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn mang lại giá trị kinh tế cao nên được nhiều người lựa chọn nuôi để phát triển kinh tế. Để hiểu rõ hơn về ba ba ăn gì, công dụng của mật ba ba cũng như kỹ thuật nuôi ba ba thì bạn hãy theo dõi bài viết chi tiết dưới đây của sieusach.info nhé!

Ba ba là gì?

Ba ba còn được gọi là đoàn ngư, giáp ngư, nguyên ngư,….tên khoa học là Trionyx sinensis Wegmann. Ba ba thuộc loài bò sát có ba móng, sống chủ yếu ở nước ngọt trong ao đầm, hồ, sông…. Nhìn bề ngoài baba trông gần giống như con rùa như thân dẹp và lớn hơn.

Ba ba thuộc loài bò sát có bề ngoài gần giống như rùa

Ba ba thuộc loài bò sát có bề ngoài gần giống như rùa

Ba ba có 4 chân, 2 chân trước dài còn 2 chân sau ngắn, không có đuôi. Đầu của chúng có vẩy nhỏ, nhiều cạnh, miệng cũng có nhiều răng. Phần cứng che trên lưng và dưới bụng được gọi là mai ba ba (miết giáp) với các hình lục giác có cấu tạo bằng chất dừng bóng có da phủ bên ngoài.

Ba ba thường hay đẻ trứng trên đất cát gần mé nước. Ba ba thường được thu hoạch vào tháng 3 – tháng 9, sản lượng cho cao nhất vào tháng 5 đến tháng 7. Với nhu cầu tiêu thụ baba hiện nay thì việc nuôi ba ba đang ngày càng phát triển, mang đến nhiều giá trị kinh tế cao.

Xem thêm:

Con ba ba ăn gì?

Thông thường ba ba ăn có thể ăn được các loại thức ăn tươi sống, thức ăn công nghiệp và thức ăn khô. Tuy nhiên, để ba ba phát triển nhanh, khỏe mạnh mang đến nhiều giá trị thì ở mỗi giai đoạn ba ba sẽ sử dụng các loại thức ăn khác nhau, cụ thể:

Thức ăn cho con ba ba mới nở đến 15 ngày tuổi

Cho ba ba con ngày ăn 3 lần (sáng – trưa – chiều) lượng nhỏ, vừa đủ. Thức ăn cho ba ba giai đoạn này là: lòng đỏ trứng gà, cá bột hoặc cá tép xay nhuyễn,  thủy trần, giun đỏ, artemia.

Lòng đỏ trứng gà - thức ăn cho ba ba con mới nở

Lòng đỏ trứng gà – thức ăn cho ba ba con mới nở

Thức ăn ba ba con từ 15 ngày tuổi – 6 tháng tuổi

Trong giai đoạn này người nuôi có thể cho ba ba ăn giun, cá, thịt động vật băm nhỏ. Không nên cho ba ba ăn các loại thức ăn đã hư hỏng, ôi thiu sẽ khiến ba ba dễ mắc bệnh. Nên cho ba ba ăn một ngày 3 lần vào sáng, chiều và tối.

Thức ăn nên đặt cách mặt nước 10 – 20cm bởi giai đoạn này ba ba thích ăn nổi, sống dựa vào rễ bèo. Chú ý nguồn nước luôn được giữ sạch, thay nước khoảng 2 tuần/lần và nước nên thay dần dần, không thay ồ ạt khiến ba ba khó thích nghi, có thể bị chết.

Thức ăn cho ba ba giai đoạn từ 6 tháng tuổi đến khi đạt 100g/con

Giai đoạn này khi nuôi ba ba ăn và chăm sóc cũng như những giai đoạn trước. Thức ăn thả trên giàn gần sát đáy ao, thức ăn lúc này không cần xay có thể cho ăn thức ăn thô, thức ăn sống như: ốc, hến đập vỏ, cá bỏ mật.

Thức ăn cho ba ba giai đoạn này nên thả trên giàn gần sát đáy ao

Thức ăn cho ba ba giai đoạn này nên thả trên giàn gần sát đáy ao

Ngoài ra, khi nuôi ba ba giai đoạn này cần phải theo dõi khả năng ăn mồi của baba để điều chỉnh lượng thức ăn cho đủ và phù hợp, tránh để thừa hoặc thiếu thức ăn.

Ba ba có công dụng gì?

Theo dinh dưỡng học cổ truyền cho rằng thịt ba ba có tính bình, vị ngọt, là thực phẩm bổ dưỡng phù hợp cho mọi lứa tuổi, thích hợp sử dụng trong những ngày hè nóng nực. Ba ba giàu protein, glucid, lipid, muối vô cơ, các loại acid amin, vitamin D, A.

Từ thịt ba ba ta có thể chế biến được nhiều món ăn ngon giúp dưỡng âm lương huyết, bổ hư, kháng ung, thường được dùng là thức ăn cho người hay nóng trong, ra nhiều mồ hôi…Thịt ba ba là thực phẩm rất thích hợp cho người bị bệnh lao phổi, xơ gan, đái đường, viên thận, các bệnh lý ác tính sau khi dùng hóa trị liệu…

Ba ba kỵ gì?

Ba ba kỵ sử dụng cho những người tạng hư hàn, khó ngủ, dễ đi ngoài lỏng, sau thai sản, có các bệnh về đường tiêu hóa như: dạ dày, ruột, thấp khớp. Những người mắc phải các bệnh này thì không nên ăn ba ba.

Những người tạng hư hàn, khó ngủ, các bệnh tiêu hóa không nên ăn thịt ba ba

Những người tạng hư hàn, khó ngủ, các bệnh tiêu hóa không nên ăn thịt ba ba

Đặc biệt, khi dùng ba ba làm thực phẩm thì nên chế biến cẩn thận và ăn cùng với thịt lợn, gà cùng một số vị thuốc thích hợp để thanh bổ cơ thể như: kỳ tử, khoai mài, long nhãn…

Mật của ba ba có uống được không?

Công dụng của rượu mật ba ba

Mật ba ba với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, theo y học cổ truyền mật ba ba giúp thanh nhiệt giải độc, giảm đau, tiêu viêm, kích thích tiêu hóa. Ngoài ra, mật ba ba còn được sử dụng để điều trị một số bệnh như: viêm loét dạ dày, chứng bĩ khối, báng tích, trĩ lậu (trĩ có lỗ dò)…

Cách sử dụng mật ba ba

Mật ba ba được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như: uống trực tiếp, pha chế, hoặc sử dụng trong các bài thuốc. Đối với những người mới bắt đầu sử dụng nên dùng liều lượng nhỏ và tăng dần khi cơ thể đã quen hơn. Bạn có thể uống mật ba ba vào bất cứ thời điểm nào nhưng nên uống sau khi ăn để tránh các tác dụng phụ.

Mật ba ba với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe,

Mật ba ba có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Lưu ý khi sử dụng mật ba ba

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng nên lưu ý như sau:

  • Không uống quá liều: Sử dụng mật ba ba quá liều có thể gây các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Không dùng khi vận hành máy móc, lái xe: Mật ba ba thường được ngâm với rượu có độ cồn cao. Vậy nên không nên sử dụng khi lái xe, vận hành máy móc để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc.
  • Không sử dụng khi uống thuốc: Nếu bạn đang điều trị bệnh lý thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những tương tác không mong muốn giữa rượu và thuốc.
  • Không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Phụ nữ cho con bú hoặc mang thai không nên sử dụng mật ba ba vì có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Trên đây là những thông tin về ba ba ăn gì, mật ba ba có uống được không mà chúng tôi đã tổng hợp. Để tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị khác đừng quên truy cập vào website sieusach.info nhé!

Bài viết liên quan