Rắn mối là con gì? Rắn mối ăn gì? Rắn mối vào nhà là điềm gì?

21 Tháng Mười, 2023 106 Tuyentb

Rắn mối là loài bò sát gần giống như loài kỳ nhông, có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon và trị được một số bệnh. Vậy, rắn mối là con gì? Rắn mối ăn gì? Rắn mối vào nhà là điềm gì? Để tìm hiểu thêm thông tin về loài bò sát này hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về rắn mối

Rắn mối là con gì?

Rắn mối thuộc loài bò sát có tên khoa học là Dasia olivacea. Mặc dù gọi là rắn nhưng chúng lại có chân, hình dáng của chúng là khá giống với kỳ nhông, không quá lớn, đầu nhọn. Điểm khác biệt của rắn mối so với những loài động vật kể trên là có lớp vảy óng ánh, bóng, thân tròn mật hơn.

Rắn mối nhìn bên ngoài khá giống với kỳ nhông

Rắn mối nhìn bên ngoài khá giống với kỳ nhông

Rắn mối có 4 chân, mỗi chân có 5 móng vuốt sắc nhọn giúp chúng có thể leo trèo, di chuyển dễ dàng để tìm kiếm thức ăn.

Môi trường sống của rắn mối

Rắn mối thường đào hang, sống chui rúc trong các bụi cây, bụi rậm. Vào mùa hè chúng thường ra ngoài kiếm ăn khi mặt trời mọc, khi trời quá nóng sẽ trốn trong bụi cây đến khi thời tiết mát mới chui ra.

Vào mùa đông, hầu như rắn mối chỉ ở trong hang tránh rét, ra ngoài kiếm ăn vào buổi trưa vào những ngày có nắng ấm.

Rắn mối đẻ con hay trứng?

Rắn mối tuy thuộc loài bò sát nhưng không đẻ trứng rắn mối mà đẻ con trực tiếp. Vào thời kỳ sinh sản rắn mối mẹ sẽ đẻ ra bọc chức rắn mối con ra ngoài. Mỗi lứa chúng có thể đẻ từ 2- 10 con.

Vòng đời rắn mối

Trong điều kiện bình thường thì một con rắn mối có vòng đời kéo dài từ 6 – 8 tháng.

Xem thêm:

Phân loại rắn mối

Rắn mối có 2 loại chủ yếu đó là:

Rắn mối lưng sọc

Loài này có đặc điểm bên ngoài rất dễ nhận biết là những vết sọc đen chạy dài trên lưng. Bên cạnh đó, đặc điểm ở con đực và con cái lại có một số điểm khác nhau:

  • Rắn mối đực: Phần đầu bự, thân nhỏ, đuôi dài, chân to, chắc khỏe nên di chuyển nhanh hơn con cái. Trên thân rắn đực, ngay sát bên hông có 2 sọc rất dài màu đỏ.
Rắn mối lưng sọc

Rắn mối lưng sọc

  • Rắn mối cái: Đầu bé, đuôi ngắn, chân bé, cũng có sọc đỏ ở bên hông nhưng không dài bằng. Ngoài ra, trên lưng của rắn mối có thể thấy một vài vệt màu trắng.

Rắn mối lưng trơn

Trên thân thể rắn mối lưng trơn khác với rắn mối lưng sọc, không có các sọc đen trên lưng. Nhưng chúng vẫn có 2 sọc đỏ chạy dài bên hông kéo dài đến chân sau của nó, còn phần vẩy trên lưng thường có màu nâu.

Cách nuôi rắn mối theo mô hình hiệu quả nhất

Rắn mối có nhiều công dụng như làm thức ăn ngon, chữa bệnh hiệu quả. Vì vậy, nhiều người đã phát triển các mô hình nuôi rắn mối công nghiệp để phục vụ cho nhu cầu của thị trường. Để nuôi rắn mối mang lại hiệu suất cao nhất thì bạn phải nắm được những kỹ thuật nuôi rắn mối sau đây:

Cách chọn rắn mối giống

Bạn có thể ra đồng hay tìm trong bụi rậm để bắt rắn mối về nhân giống. Tuy nhiên, nếu không muốn mất thời gian thì có thể đến các trang trại nuôi rắn mối để mua giống. Khi mua tại đây bạn có thể chọn được những con giống khỏe, có kích thước đồng đều.

Chú ý khi chọn mua nên chọn những con di chuyển nhanh, linh hoạt, kích thước chuẩn, cơ thể tốt, không bị dị tật để đảm bảo khi sinh sản năng suất cao, con của chúng sinh ra khỏe mạnh.

Rắn mối ăn gì?

Sở dĩ gọi là rắn mối bởi thức ăn mà chúng yêu thích là những con mối. Ngoài ra, rắn mối thích ăn thức ăn có mùi tanh, vị ngọt như:

  • Thức ăn cho rắn mối có mùi tanh: Tôm tép cỡ nhỏ, thịt cá, trứng gà, vịt băm nhỏ, hoặc các loại thức ăn dành cho cá.
Rắn mối thích ăn thức ăn tanh, vị ngọt và các loài côn trùng nhỏ

Rắn mối thích ăn thức ăn tanh, vị ngọt và các loài côn trùng nhỏ

  • Thức ăn có vị ngọt: Các loại trái cây có vị ngọt như chuối xiêm, chuối sứ, dưa hấu, dứa…

Đặc biệt, loại thức ăn rắn mối có thể nói là khoái khẩu nhất của chúng có thể kể đến như: các loại côn trùng, trứng kiến, châu chấu, giun đất, gián, sâu gạo…

Đây đều là thức ăn mà loài rắn mối yêu thích ở ngoài tự nhiên. Cho nên tại các mô hình nuôi rắn mối mọi người có thể bổ sung lượng thức ăn này để chúng bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể phát triển, sinh trưởng tốt, chống chịu được bệnh tật.

Cách làm chuồng nuôi rắn mối

Nếu muốn kiếm tiền từ nghề nuôi rắn mối lâu dài thì bạn nên đầu tư xây chuồng nuôi rắn mối rộng rãi. Thông thường, để nuôi khoảng 1000 con rắn mối cần diện tích 20m2. Bên trong chuồng nên ốp gạch trơn láng để hạn chế rắn mối bò ra ngoài.

Kĩ thuật làm chuồng nuôi rắn mối

Kĩ thuật làm chuồng nuôi rắn mối

Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí bạn nên làm chuồng nuôi rắn mối bằng cách lắp các tấm tôn với nhau. Bên trên chuồng cần có mái, đảm bảo có lỗ hổng để ánh sáng có thể chiếu vào để rắn mối tắm nắng hàng ngày. Trong chuồng, bố trí thêm rơm rạ, lá khô, trồng một số cây bụi nhỏ để tạo nơi trú ẩn cho rắn mối.

Hình ảnh chuồng nuôi rắn mối

Hình ảnh chuồng nuôi rắn mối

Chuồng nuôi cần được giữ vệ sinh, lau dọn thường xuyên, có các hệ thống thoát nước, hút ẩm để phòng chống bệnh dịch cho rắn mối.

Chăm sóc rắn mối sinh sản

Vào mùa mưa từ tháng 8 – 10 là thời điểm rắn mối đến mùa sinh sản, đẻ con. Rắn mối cái sẽ mang thai trong vòng 2 tháng, đẻ từ 2-3 lứa mỗi năm và đẻ ra 1 bọc, bên trong bọc có khoảng 2 – 8 con. Sau đó, rắn con sẽ tự cắn bọc và thoát ra ngoài. Trong giai đoạn này bạn cần chú ý chăm sóc rắn mối con mới nở rắn mối mẹ đúng cách:

Cung cấp nguồn thức ăn, nước uống đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng cho rắn mối mẹ và rắn mối con.

Ảnh rắn mối con 3 ngày tuổi

Ảnh rắn mối con 3 ngày tuổi

Khi rắn mối cái mang thai thì nên thiết kế chuồng riêng, cách ly rắn mối đang mang thai, rắn mối mới nở với rắn mối đực để bảo vệ chúng.

Rắn mối đang mang thai thường có xu hướng tìm các bụi rậm ở để ẩn náu. Do đó, giai đoạn này bạn nên bỏ nhiều rơm rạ, lá khôi vào chuồng để chúng có nơi để cư trú, ẩn nấp.

Rắn mối vào nhà là điềm gì?

Theo quan niệm dân gian, rắn mối vào nhà mang đến điềm báo may mắn, tài lộc cho gia chủ. Nếu thấy rắn mối bò vào nhà có thể sắp tới công việc làm ăn của bạn có nhiều thuận lợi, có chuyển biến tốt.

Chính vì vậy, khi thấy có rắn mối bò vào nhà bạn không nên quá lo lắng, hoảng sợ, bởi loài rắn mối là loài lành tính, không hung hãn.

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến rắn mối

Rắn mối có tác dụng gì? Rắn mối ăn được không?

Rắn mối được nuôi nhiều và rất được ưa chuộng ở các tỉnh miền Tây Việt Nam. Thịt của chúng được tận dụng để chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng như món: rắn mối nướng lá lốt, rắn mối nấu cháo, rắn mối ngâm rượu.

Rắn mối được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, đặc sản

Rắn mối được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, đặc sản

Theo các thầy thuốc Đông Y, thịt rắn mối tính bình, có vị mặn, có giá trị dinh dưỡng cao. Nên khi ăn rắn mối sẽ giúp bồi bổ cơ thể, trị các chứng thận hư, kháng viêm, suy dinh dưỡng, sinh lý yếu,…

Ngoài ra, rắn mối còn có tác dụng làm đẹp, giúp da dẻ mịn màng, hồng hào hơn

Gặp rắn mối vào nhà nên làm gì?

Có thể thấy, rắn mối vào nhà là chuyện rất bình thường, vì chúng giống như các loài bò sát khác: thạch sùng, thằn lằn…Rắn mối bò không gây hại cho người, thậm chí còn giúp bạn diệt những con côn trùng nhỏ trong nhà. Tuy nhiên với hình dạng bên ngoài khiến ai cũng cảm thấy sợ nên tâm lý chung là luôn muốn xua đuổi hay tấn công chúng.

Khi rắn mối vào nhà, nếu bạn muốn đuổi chúng đi có thể sử dụng những vật không có tính sát thương cao như: chổi hay cây gậy nhỏ vỗ xuống đất nhẹ nhàng để chúng rời đi.

Rắn mối có độc không? Rắn mối cắn có sao không?

Mặc dù gọi là rắn nhưng rắn mối khác với các loài rắn thông thường. Rắn mối không có răng nanh mà chỉ có các răng nhỏ li ti, không có nọc độc, vô hại. Do đó, bạn không cần lo lắng rắn mối có nguy hiểm không, hãy yên tâm rằng rắn mối cắn cũng không sao cả.

Rắn mối không có nọc độc, vô hại và không gây nguy hiểm cho con người

Rắn mối không có nọc độc, vô hại và không gây nguy hiểm cho con người

Ngoài ra, rắn mối cũng không tự chủ động cắn hay tấn công bạn, nếu bạn không đe dọa hay tấn công chúng trước.

Qua bài viết rắn mối là con gì, rắn mối ăn gì, rắn mối vào nhà là điềm gì cũng như một số kỹ thuật nuôi rắn mối mà chúng tôi chia sẻ; hy vọng hữu ích với bạn. Nếu còn băn khoăn về bất cứ thông tin nào hãy để lại comment bên dưới để được hỗ trợ và giải đáp.

Bài viết liên quan