Đất hiếm là gì? Trữ lượng các mỏ đất hiếm ở Việt Nam

19 Tháng Bảy, 2023 106 Tuyentb

Đất hiếm là loại khoáng sản rất đặc biệt và mang lại giá trị kinh tế cao. Vậy đất hiếm là gì? Đất hiếm dùng để làm gì? Trữ lượng các mỏ đất hiếm ở Việt Nam là bao nhiêu?… Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về loại đất này qua các thông tin trong bài viết nhé.

Đất hiếm là gì?

Đất hiếm là một loại khoáng sản đặc biệt, được xem là kho báu có tiềm năng khai thác kinh tế rất cao. Nó thuộc nhóm nguyên tố hiếm, có hàm lượng rất ít ở lớp vỏ của trái đất. 

Đất hiếm mang lại giá trị kinh tế rất cao

Đất hiếm mang lại giá trị kinh tế rất cao

Đất hiếm là nhóm nguyên tố hiếm, có hàm lượng rất ít trong vỏ Trái đất và khó tách ra thành từng nguyên tố riêng biệt. Trong nhóm nguyên tố đất hiếm, có những nguyên tố còn có hàm lượng trong vỏ Trái đất cao hơn cả bạc và chì. Nhóm nguyên tố đất hiếm gồm 17 nguyên tố, được chia ra làm hai nhóm như sau:

  • Nhóm nặng: Gồm có 10 nguyên tố là Dysprosium (Dy), Gadolinium (Gd), Erbium (Er), Europium (Eu), Lutetium(Lu), Holmium (Ho), Terbium (Tb), Ytterbium (Yb), Thulium (Tm), Yttrium (Y).
  • Nhóm nhẹ: Gồm có 7 nguyên tố là Cerium (Ce), Neodymium(Nd), Praseodymium (Pr), Lanthanum (La), Samarium (Sm), Promethium (Pm) và Scandium (Sc).

Trong lớp vỏ Trái đất có đến hơn 10 khoáng vật có chứa nguyên tố đất hiếm. Trong đó nguồn chính của đất hiếm chính là các khoáng vật bastnaesite (Ce, La, Y…), monazite (Ce, Nd, La, Th, Y,…) và  CO3(OH)3.

Đất hiếm có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và sản xuất. Đặc biệt là lĩnh vực công nghệ kỹ thuật, loại đất này được ứng dụng rất đa dạng. Giá 1kg đất hiếm hiện nay dao động từ 100.000 – 200.000 đồng, tùy theo mức giá của thế giới.

Đất hiếm tiếng Anh là gì? Đất hiếm trong tiếng Anh là cụm từ rare earth“.

Ứng dụng của đất hiếm

Sau khi đã hiểu rõ đất hiếm là gì rồi, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết xem đất hiếm dùng để làm gì nhé. Đất hiếm được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp, nông nghiệp và y tế. Chúng ta cần tìm hiểu chi tiết những ứng dụng này để có thể khai thác loại đất này một cách hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển hơn.

Đất hiếm được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực

Đất hiếm được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực

Trong công nghiệp

Đất hiếm được ứng dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp như sau:

  • Được sử dụng để chế tạo các loại nam châm vĩnh cửu cho các máy phát điện.
  • Góp phần vào việc chế tạo ra các loại nam châm ở các máy tuyển từ sử dụng trong công nghệ tuyển khoáng. Nam châm là một phần vô cùng thiết yếu của ổ đĩa, bất cứ thứ loa nào phát ra âm thanh, mô tơ nhỏ, turbine chạy điện hay máy phát.
  • Giúp chế tạo ra các bóng đèn cathode bên trong các máy vô tuyến truyền hình.
  • Được sử dụng để làm chất xúc tác trong công nghệ lọc hóa dầu và xử lý chất thải môi trường hiệu quả.
  • Được sử dụng để làm các vật liệu siêu dẫn.
  • Các ion trong đất hiếm còn được sử dụng rất phổ biến để làm vật liệu phát quang trong các ứng dụng quang điện.
  • Ứng dụng vô cùng quan trọng trong công nghệ laser hồng ngoại dùng mục đích quân sự.
  • Được sử dụng để chế tạo ra cảm biến ở hệ thống tên lửa.
  • Được ứng dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp kính. Cụ thể là Cerium, lanthanum và lutetium được sử dụng để đánh mặt kính và thêm màu sắc cho kính.
  • Đất hiếm còn được tìm thấy bên trong các đồ điện tử để giúp máy tính và điện thoại thông minh nhẹ hơn, nhỏ gọn hơn rất nhiều.

Trong nông nghiệp

Đối với ngành nông nghiệp, đất hiếm được sử dụng để bổ sung thêm vào trong phân bón cho cây trồng. Đặc biệt, các chế phẩm phân bón vi lượng sẽ giúp tăng năng suất và chống chịu sâu bệnh hiệu quả cho các loại cây trồng. 

Đồng thời, đất hiếm cũng được sử dụng như một chất thử nghiệm để bổ sung thêm vào thức ăn trong chăn nuôi. Đặc biệt hơn, đất hiếm còn giúp diệt được mối mọt bên trong các thân cây mục để giúp bảo tồn được các di tích lịch sử. 

Trong y tế

Đối với lĩnh vực y tế, đất hiếm được sử dụng để sản xuất các thiết bị y tế, thuốc trị ung thư và thuốc viêm khớp. 

Ngoài ra, đất hiếm còn được tìm thấy ở bên trong ống nhòm, động cơ máy bay và vũ khí. Các chất phụ gia bên trong hệ thống khí thải xe hơi còn tìm thấy được các thành phần của đất hiếm, chúng giúp cho hệ thống này giảm phát thải.

Tác hại của đất hiếm đối với con người và môi trường

Qua những thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã biết rõ đất hiếm là gì và ứng dụng của loại đất này trong công nghiệp, nông nghiệp và y tế như nào rồi. Bên cạnh những ứng dụng có lợi của đất hiếm, nó cũng có những tác hại không nhỏ đến sức khỏe con người và môi trường. 

Khai thác đất hiếm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường

Khai thác đất hiếm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường

Quá trình khai thác đất hiếm tuy không phức tạp, nhưng cũng ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của những người công nhân. Đồng thời, còn làm ô nhiễm môi trường ở xung quanh các mỏ, các trung tâm xử lý quặng, ô nhiễm không khí và ô nhiễm đất rất nghiêm trọng. 

Quá trình này tàn phá môi trường rất nghiêm trọng, bởi các mỏ khai thác có thể đặt hệ sinh thái ở xung quanh vào thế nguy hiểm khi thải ra những sản phẩm phụ gốc kim loại và gây ô nhiễm nguồn nước. 

Trữ lượng đất hiếm của Việt Nam

Sau khi tìm hiểu rõ đất hiếm là gì, ứng dụng và tác hại của đất hiếm ở bên trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về trữ lượng các mỏ đất hiếm ở Việt Nam hiện nay. 

Tìm hiểu về trữ lượng đất hiếm của Việt Nam 

Tìm hiểu về trữ lượng đất hiếm của Việt Nam

Trên thực tế, đất hiếm được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên bề mặt của lớp vỏ trái đất. Nó có thể được tìm thấy bên trong các lớp trầm tích, các mỏ quặng và cát đen. Hiện nay, các nhà khoa học của Việt Nam đã tách được thành công các nguyên tố đất hiếm đạt đến độ sạch 98 – 99% và ứng dụng trong rất nhiều ngành khác nhau. 

Trữ lượng đất hiếm ở nước ta có khoảng 20 triệu tấn, xếp sau Trung Quốc và Brazil. Các mỏ đất hiếm gốc và vỏ phong hóa thường phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc, đó là: Nam Nậm Xe, Yên Phú, Đông Pao,… Còn đất hiếm sa khoáng thường chủ yếu ở dạng monazit, xenotim hoặc orthit. Dạng đất hiếm này hay xuất hiện ở trong lục địa hoặc vùng ven biển. Một số mỏ đất hiếm sa khoáng là:

  • Lục địa: Gồm các mỏ đất hiếm Châu Bình, Pom Lâu – Bản Tằm và Bản Gió.
  • Ven biển: Gồm các mỏ đất hiếm Kỳ Ninh, Hàm Tân, Cát Khánh, Cẩm Thượng (Hà Tĩnh), ven bờ biển từ Quảng Ninh đến Vũng Tàu,…

Ngoài ra, còn có những mỏ đất hiếm khác, chẳng hạn như migmatit có chứa khoáng hóa urani, đới mạch đồng – molipden nhiệt dịch. Chúng phân bố rất nhiều ở vùng Tây Bắc Việt Nam, cụ thể là ở (Tam Đường) Lai Châu và Yên Bái nhưng vẫn chưa được đánh giá cụ thể.

Tiềm năng và thách thức trong quá trình khai thác đất hiếm ở Việt Nam

Qua những thông tin trên, chắc chắn các bạn có thể hiểu rõ đất hiếm là gì, trữ lượng đất hiếm của nước ta, ứng dụng và tác hại của loại đất này như nào rồi. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tiềm năng và thách thức trong việc khai thác đất hiếm ở nước ta.

Tiềm năng và thách thức trong việc khai thác đất hiếm của nước ta

Tiềm năng và thách thức trong việc khai thác đất hiếm của nước ta

  • Tiềm năng: Việt Nam có nguồn tài nguyên đất hiếm rất lớn. Các mỏ đất hiếm chủ yếu là thuộc nhóm nhẹ nên điều kiện khai thác khá thuận lợi. Quan trọng nhất, hàm lượng đất hiếm bên trong các mỏ đều thuộc dạng trung bình và cao.
  • Khó khăn: Chúng ta chỉ mới có thể tiến hành được các hoạt động khai thác nhỏ lẻ. Một phần là do công nghệ vẫn còn lạc hậu, chủ yếu khai thác thủ công. Một phần là do kỹ thuật của nước ta chưa đủ để có thể chiết lọc được quặng thô thành quặng tinh chất. 

Do đó, chúng ta vẫn chưa thể tận dụng triệt để được các nguồn tài nguyên sẵn có. Mặt khác, việc ô nhiễm môi trường cũng là một trong những vấn đề hàng đầu mà nước ta phải đối mặt khi tiến hành khai thác đất hiếm. 

Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể hiểu rõ đất hiếm là gì? Ứng dụng của đất hiếm như nào? Trữ lượng đất hiếm ở nước ta hiện nay như nào?… Nếu có vấn đề gì chưa rõ hay muốn đóng góp gì về nội dung bài viết, các bạn hãy đặt câu hỏi ở phần bình luận để chúng tôi giải đáp và cải thiện nội dung tốt hơn nhé.

Bài viết liên quan