Địa danh là gì? Tìm hiểu các địa danh lịch sử nổi tiếng ở Việt Nam

8 Tháng Tám, 2023 106 Tuyentb

Địa danh là thuật ngữ mà chúng ta thường hay nghe đến rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Vậy các bạn đã hiểu rõ ý nghĩa của địa danh là gì chưa? Nếu chưa thì hãy cùng sieusach.info tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này trong bài viết nhé.

Địa danh là gì?

Địa danh còn được gọi là tên địa lí, tên vùng, tên sông, tên núi, tên nơi cư trú, tên hành chính, tên gọi của các đối tượng địa hình khác nhau,… được con người đặt ra. Trên bản đồ, địa danh là tên của các đối tượng địa lý được thể hiện ở trong bản đồ.

Giải thích ý nghĩa của từ “địa danh”

Giải thích ý nghĩa của từ “địa danh”

Một trong những đặc điểm nổi bật của địa danh chính là sự đa dạng về ngôn ngữ. Địa danh của dân tộc, quốc gia nào thì sẽ được đặt bằng ngôn ngữ của quốc gia đó. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm cho bản đồ địa danh ngày càng trở nên phức tạp hơn về mặt ngôn ngữ. Sự đan xen giữa các ngôn ngữ trong một quốc gia, ngôn ngữ của các dân tộc trong một quốc gia,khu vực đã làm cho địa đang có sự biến đổi nhanh chóng.

Chức năng định danh của địa danh không cho phép có sự nhầm lẫn và trùng lặp. Tính chính xác của địa danh bên trong bản đồ càng phải cao hơn các loại tài liệu và văn bản khác.

Địa danh tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, địa danh là cụm từPlace name”. 

Mô hình cấu tạo của địa danh trong tiếng Việt

Sau khi đã hiểu rõ địa danh là gì qua các thông tin bên trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về mô hình cấu tạo của địa danh trong ngôn ngữ tiếng Việt. Địa danh trong tiếng Việt thường sẽ được tạo nên theo mô hình sau đây:

Thành tố/danh từ chung + tên riêng/địa danh.

Các địa danh trong tiếng Việt đều là tên gọi hoặc kí hiệu biểu hiện cho các dấu hiệu đặc trưng khác biệt của một thực thể địa lý được mang tên. Điều này là hoàn toàn đúng với ý kiến của Laibnitxo trong tác phẩm “bút ký triết học” đã được V.I.Lênin khen là “nói hay”, cụ thể như sau: “Tên gọi là cái gì? Một phù hiệu để phân biệt, một dấu hiệu đập vào mắt mà tôi đem ra làm thành đặc trưng của đối tượng bên trong tính chính thể của nó.”

Các địa danh lịch sử nổi tiếng của Việt Nam

Qua các thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ địa danh là gì rồi. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các địa danh nổi tiếng ở Việt Nam gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Nhà tù Côn Đảo

Đã 48 năm kể từ khi nhà tù Côn Đảo đóng cửa, nhưng những ký ức kinh hoàng vẫn còn phủ bóng đen lên toàn bộ thị trấn yên tĩnh này. Nhà tù này được mệnh danh là “địa ngục trần gian thực sự”. Đây từng là nơi đã giam giữ hàng chục nghìn tù nhân Cộng sản, những người đã phải chịu đựng sự tra tấn và chết dưới tay của thực dân Pháp rồi đến chính phủ miền Nam Việt Nam do Mỹ hậu thuẫn từ năm 1863 – 1975.

Nhà tù côn đảo

Nhà tù côn đảo

Nhà tù Hỏa Lò

Nhà tù Hỏa Lò là một nơi rất phù hợp cho những người yêu thích lịch sử, mặc dù có nhiều chỗ chỉ là phục dựng nhưng nó vẫn mang lại cảm giác chân thật của quá khứ. Đây là nơi mà thực dân Pháp đã giam giữ, đày ải, cướp đoạt sự tự do cả về thể xác lẫn tinh thần của hàng ngàn chiến sĩ yêu nước và nhà hoạt động cách mạng của Việt Nam.  

Dù sống trong môi trường giam cầm khắc nghiệt nhưng các chiến sĩ vẫn một lòng kiên trung, giữ vững tinh thần cách mạng. Họ đã biến nhà tù Hỏa Lò thành trường học để phổ biến lý luận cách mạng và có nhiều người mưu trí vượt ngục thành công trở về với nhân dân và tổ chức, tiếp tục đóng góp công sức vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Sau khi miền Bắc của Việt Nam giành được độc lập, Chính phủ Việt Nam đã tiếp quản và tạm thời sử dụng nhà tù Hỏa Lò để làm nơi giam giữ các đối tượng vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, giai đoạn từ ngày 05/8/1964 – 31/3/1973, nhà tù Hỏa Lò còn được sử dụng để giam giữ các phi công Mỹ bị bắn rơi khi đang thực hiện nhiệm vụ ném bom ở miền Bắc Việt Nam. 

Lăng Khải Định

Đây là địa danh ở Huế cũng rất nổi tiếng và có ý nghĩa lịch sử đối với nước ta. Lăng Khải Định (còn được gọi là Ứng Lăng) là lăng tẩm của Vua Khải Định (trị vì đất nước từ năm 1885 – 1925), vị Hoàng đế thứ 12 của Triều Nguyễn.

Lăng Khải Định

Lăng Khải Định

Trong số các lăng mộ hoàng gia ở cố đô Huế, lăng Khải Định có vị trí tách biệt hẳn so với các lăng mộ triều Nguyễn khác. Lăng có kiến trúc độc đáo, kết hợp lôi cuốn giữa các nét Á Đông và châu Âu. Lăng được khởi công ngày 4/9/1920 do Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá chỉ huy và kéo dài trong hơn 11 năm mới hoàn thành. 

Địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi là một mạng lưới địa đạo phức tạp trong lòng đất, được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1946 – 1948, trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương. Hệ thống địa đạo gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, phòng làm việc, kho chứa, hệ thống đường ngầm ở dưới lòng đất dài khoảng 250km và có các hệ thống thông hơi ở vị trí các bụi cây. 

Địa đạo Củ Chi đã được xây dựng ở điểm cuối của Đường mòn Hồ Chí Minh, trên vùng đất được mệnh danh là “đất thép” nhằm ca ngợi ý chí phòng thủ kiên cường của quân dân nơi đây. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968, quân Giải phóng miền Nam đã xuất phát từ địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn.

Sau chiến tranh, khu địa đạo Củ Chi đã trở thành di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2015, địa danh lịch sử này đã đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động do có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động và sáng tạo. 

Thánh Địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn là nơi lưu giữ những tàn tích của văn hóa Chăm lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, đây còn là trung tâm văn hóa, tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất của các vị Vua, thầy tu có quyền lực lớn. 

Thánh Địa Mỹ Sơn

Thánh Địa Mỹ Sơn

Ngôi đền đã được các nhà khảo cổ Pháp phát hiện ra vào cuối thế kỷ 19, nhưng sau đó đã bị bom Mỹ tàn phá rất nặng nề. Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO lựa chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại. 

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

Sẽ thật đáng tiếc nếu các bạn không ghé thăm Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Đây là địa danh ở TP Hồ Chí Minh, được thành lập ngày 4/9/1975. Bảo tàng phản ánh các câu chuyện quan trọng về những tác động khủng khiếp của chiến tranh đối với đất nước ta.

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là nơi chuyên nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và trưng bày các chứng tích tội ác và hậu quả của những cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Qua đó kêu gọi công chúng hãy nêu cao ý thức chống lại chiến tranh phi nghĩa, bảo vệ hòa bình và tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân của các nước trên thế giới.

Cố đô Huế

Hoàng thành Huế được xây dựng vào năm 1804, là quê hương của nhà Nguyễn – triều đại cuối cùng của Việt Nam trị vì trong 143 năm. Khu phức hợp dinh thự, cổng, đền và chùa đã bị hư hại rất nghiêm trọng dưới sự cai trị của Pháp và hiện nay chỉ còn có 20 tòa nhà còn sót lại trong tổng số 148 tòa.

Cố Đô Huế

Cố Đô Huế

Pác Bó Cao Bằng 

Đây là một địa danh nổi tiếng của Việt Nam trông rất thơ mộng với những con suối xanh ngắt, vách núi sừng sững và hoa rừng tuyệt đẹp. Nó chỉ cách TP Cao Bằng khoảng 50km.

Pác Bó còn ghi dấu ấn đậm chất lịch sử khi là nơi mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sinh sống và làm việc trong một khoảng thời gian khá dài sau những năm bôn ba ở nước ngoài. Với cảnh thiên nhiên hùng vĩ, vách núi, rêu phong cực kỳ bình yên và dễ chịu, Bác đã lực chọn đây là nơi lý tưởng để làm việc.

Đền Phù Đổng

Đây là địa danh nổi tiếng ở Hà Nội mà nhiều người vẫn quen gọi với tên đền Gióng. Ngôi đền này được xây dựng tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Đây là nơi thờ Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương. Theo tương truyền, nơi xây dựng đền Phù Đổng trước đây chính là nền nhà cũ của Thánh Gióng ở bên đê sông Đuống.

Đền Phù Đổng

Đền Phù Đổng

Vào năm 1010, sau khi vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long đã cho xây dựng lại đền. Tính đến nay, địa danh lịch sử này đã trải qua nhiều lần trùng tu lại. 

Thành Cổ Loa Hà Nội 

Kiến trúc của thành Cổ Loa được xây dựng theo kiểu vòng ốc. Đây là quần thể của rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo như Giếng Ngọc, am Mị Châu, tượng Cao Lỗ,…

Lễ hội Cổ Loa thường sẽ được diễn ra vào ngày 6 tháng Giêng hằng năm. Vì vậy, đây chính là thời điểm mà các du khách đến đông để tham gia lễ hội. Lễ hội thường kéo dài cho tới khi diễn ra lễ tạ Trời Đất vào ngày 16 của tháng Giêng thì sẽ kết thúc.

Đền Hùng Phú Thọ 

Đền Hùng là một địa danh lịch sử của Việt Nam, là quần thể đền chùa thờ phụng các vị Vua Hùng và tôn thất của nhà Vua. Đền được xây dựng ở trên núi Nghĩa Lĩnh của tỉnh Phú Thọ.

Đền Hùng Phú Thọ

Đền Hùng Phú Thọ

Lễ hội đền Hùng (ngày giỗ tổ Hùng Vương) được tổ chức vào ngày 10/3 âm lịch hằng năm. Theo các tài liệu khoa học đã công bố thì đa số đều thống nhất rằng nền móng kiến trúc của đền Hùng được bắt đầu xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (vào thế kỷ 15) mới được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô giống như hiện tại.

Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể hiểu rõ địa danh là gì? Các địa danh lịch sử nổi tiếng của Việt Nam hiện nay. Nếu vẫn còn vấn đề gì chưa rõ về nội dung của bài viết, các bạn hãy đặt câu hỏi ở bên dưới để chúng tôi giải đáp nhé.

Xem thêm:

Bài viết liên quan