Khí áp là gì? Khí áp tăng giảm khi nào & Nguyên nhân hình thành

24 Tháng Năm, 2023 106 Tuyentb

Khí áp là nội dung quan trọng được nhắc đến nhiều trong Địa Lý lớp 6 và Địa Lý nâng cao lớp 10. Vậy khí áp là gì? Khí áp tăng giảm khi nào?… Để tìm hiểu chi tiết những thông tin này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Khí áp là gì?

Khí áp là sức ép nén của không khí lên bề mặt của Trái Đất. Tùy thuộc vào tình trạng của không khí (co lại hay giãn nở) sẽ có tỉ trọng không khí khác nhau dẫn đến khí áp cũng khác nhau.

Trên trái đất, khí áp được phân bố theo các đai áp cao, đai áp thấp xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo. Cụ thể các đai khí áp như sau: Ở đầu hai cực là đai áp cao, xuống đến vĩ tuyến 60 độ Bắc và Nam sẽ là đai áp thấp. Tiếp tục xuống đến vĩ tuyến 30 độ Bắc và Nam lại là đai áp cao, đai áp thấp nằm trong vùng xích đạo cuối cùng.

Hình ảnh phân bố các đai khí áp trên trái đất

Hình ảnh phân bố các đai khí áp trên trái đất

Các loại khí áp

Khí áp được phân thành 2 loại là khí áp cao và khí áp thấp. Trong đó:

  • Khí áp cao: Là loại khí áp có tính chất lạnh và khô. Gió ở trung tâm của khu vực có áp suất cao hơn sẽ thổi đến vùng áp suất thấp hơn.
  • Khí áp thấp: Là loại khí áp có tính chất nóng và ẩm. 

Khí áp tăng giảm khi nào?

Sau khi hiểu rõ khí áp là gì ở bên trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem khí áp tăng giảm khi nào ở phần này. Cụ thể như sau:

Khí áp tăng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau

Khí áp tăng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau

–  Khí áp thay đổi theo độ cao: Càng lên cao không khí sẽ càng loãng và sức nén càng nhỏ nên khí áp giảm. Ngược lại, khí áp tăng khi càng xuống thấp khiến cho sức nén càng cao.

–  Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: Khi nhiệt độ giảm, tỷ trọng không khí tăng lên dẫn đến khí áp tăng. Ngược lại, khí áp giảm khi nhiệt độ tăng lên do tỷ trọng không khí giảm.

–  Khí áp thay đổi theo độ ẩm: Khi độ ẩm tăng cao, hơi nước bốc lên nhiều chiếm chỗ của không khí khô dẫn đến khí áp bị giảm.

 

Nguyên nhân hình thành khí áp

Qua những thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ khí áp là gì rồi. Vậy nguyên nhân hình thành nên khí áp do đâu?

Hiểu một cách đơn giản, khí áp là áp lực không khí mà các vật thể cần phải chịu. Không khí có trọng lượng nhẹ (1 lít không khí nặng 1,3g) nhưng khí quyển lại có chiều dày trên 60.000km nên với trọng lượng đó cũng đủ để tạo ra sức ép lớn vào bề mặt của Trái Đất.

Dụng cụ đo khí áp là gì?

Việc đo chính xác khí áp có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người, nhằm đưa ra được những dự đoán về thời tiết. Từ đó giúp con người có thể hạn chế được những tổn thất nghiêm trọng do thời tiết cực đoan gây ra.

Dụng cụ đo khí áp

Dụng cụ đo khí áp là áp kế

Để đo được khí áp, người ta sẽ dùng tới áp kế. Thiết bị này còn có thể đo được áp suất gây ra bởi khí quyển bằng cách sử dụng các chất như nước, khí hoặc là thủy ngân. Xu hướng thay đổi của áp suất khí cũng có thể dự báo ngắn hạn trong dự báo thời tiết.

Mối quan hệ giữa khí áp và gió trên Trái Đất

Gió được thổi từ nơi có khí áp cao về nơi khí áp thấp bởi vùng áp thấp hút gió, còn áp cao đẩy gió. Vì thế, dưới sự tác động của các khối áp thấp (áp thấp xích đạo hoặc ôn đới) thường hay xảy ra hiện tượng mưa nhiều vì có gió thổi đến và mang theo mưa.

Ngược lại, bên dưới các khối áp cao (áp cao vùng cận chí tuyến và cực) thường sẽ hình thành nên các hoang mạc khô hạn. Vì chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi tới nên có lượng mưa rất ít và thường trong tình trạng khô cằn.

Một số câu hỏi thường gặp có liên quan đến khí áp

Ngoài khí áp là gì ở bên trên, còn rất nhiều câu hỏi liên quan đến khí áp khác được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một vài câu hỏi liên quan đến khí áp hay gặp mà các bạn có thể tham khảo:

Bản đồ phân bố khí áp thấp - khí áp cao trên thế giới

Bản đồ phân bố khí áp thấp – khí áp cao trên thế giới

Một số khái niệm khác liên quan đến khí áp

Câu 1:  Khí áp ở tại một điểm là gì?

Trả lời: Khí áp tại một điểm là khí áp của cột không khí thẳng đứng có tiết diện 1cm2 và chiều cao bằng với bề dày của khí quyển.

Câu 2: Khí áp trung bình chuẩn là gì?

Trả lời: Khí áp trung bình chuẩn chính là khí áp ở ngang mặt biển bằng với trọng lượng của 1 cột thủy ngân có tiết diện 1cm2 và chiều cao 76cm.

Câu 3: Những đai áp cao được phân bố ở vùng có vĩ độ cao, còn các đai áp thấp sẽ được phân bố ở vùng có vĩ độ thấp. Phát biểu này là đúng hay sai?

Trả lời: Đây là phát biểu sai. Vì các đai áp cao và đai áp thấp được phân bố không liên tục, xen kẽ và đối xứng với nhau thông qua đai áp thấp sinh đạo.

Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể hiểu rõ khí áp là gì? Khí áp tăng giảm khi nào? Đo khí áp bằng dụng cụ gì? Nếu các bạn còn vấn đề gì chưa rõ về nội dung trong bài, hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết nhất.

Bài viết liên quan