Núi là gì? Đặc điểm, phân loại và nguyên nhân hình thành núi

3 Tháng Năm, 2023 106 Tuyentb

Núi là dạng địa hình phổ biến trên Trái Đất, chiếm tới 52% diện tích của Châu Á. Để hiểu cụ thể hơn về núi là gì, có bao nhiêu loại, cũng như nguyên nhân hình thành nên núi như thế nào, mời bạn đọc cùng chúng tôi tham khảo ngay bài viết sau đây nhé! 

Núi là gì? Đặc điểm của dãy núi, ngọn núi là gì?

Khái niệm núi là gì?

Núi là dạng địa hình lồi, có sườn dốc, độ cao của núi thường cao hơn đồi được nằm trải dài trên một phạm vi nhất định. Dựa theo bách khoa toàn thư Britannica, núi thường có chiều cao từ 610m trở lên.

Tìm hiểu về địa hình núi

Tìm hiểu về địa hình núi

Núi là một trong những dạng địa hình phổ biến trên Trái Đất, địa hình núi chiếm tới 52% diện tích của Châu Á, 36% Bắc Mỹ, 25% Châu  Âu, 22% Nam Mỹ, 17% của Australia.

Đặc điểm của núi

Các ngọn núi được tạo thành từ quá trình kiến tạo địa chất diễn ra cách đây hàng triệu năm trước. Phần lớn, địa hình núi có sườn dốc ở 2 bên với phần đỉnh nhọn. Đỉnh núi còn được gọi với tên gọi khác là rẻo cao, chiều cao của núi được tính từ mặt nước biển.

Trên thế giới, Everest, thuộc dãy Himalaya là đỉnh núi cao nhất trên thế giới với độ cao 8848m tính từ mặt nước biển.

Nguyên nhân hình thành núi

Như đã nói ở trên, núi được hình thành bởi quá trình kiến tạo địa chất diễn ra cách đây hàng triệu năm về trước. Hiện trên thế giới có 3 loại núi chính như sau: núi lửa, núi uốn nếp và núi khối tảng.

Núi được hình thành chủ yếu là bởi sự di chuyển của các mảng thạch quyển, chuyển động tạo núi hoặc chuyển động trồi do nén ép. Các lực nén ép, nâng đẳng tĩnh, và các lực của vật liệu xâm nhập khiến bề mặt đá được nâng lên, giúp tạo thành một dạng địa hình cao hơn xung quanh.

Nguyên nhân hình thành nên địa hình núi cao

Nguyên nhân hình thành nên địa hình núi cao

Độ cao của chúng có thể là đồi, nếu như cao và dốc hơn sẽ được gọi là núi. Hai loại núi được tạo nên bởi cách này dựa vào sự tương tác với các lực kiến tạo bao gồm núi uốn nếp và núi khối tảng. Ngoài ra còn có các dạng tạo núi khác gồm núi lửa và sống núi giữa đại dương.

Phân loại các loại núi

Núi uốn nếp

Đây là loại núi với các lực nén ép khi va chạm lục địa có thể gây ra các khu vực bị nén ép khiến chúng trở nên dày hơn, giúp tạo ra nếp uốn. Theo đó, các vật liệu sẽ được chuyển động theo hướng lên hoặc xuống.

Núi khối tảng

Loại núi này được tạo ra khi các khu vực rộng lớn bị tách ra theo các đứt gãy có sự chuyển động theo phương thẳng đứng. Đây là loại khá phổ biến với các khối được nâng lên tạo thành các núi khối tảng hay các địa lũy.

Các khối sụt lún tạo thành các địa hào, đây là những trường hợp trong phạm vi nhỏ so với hệ thống thung lũng tách giãn. Chúng ta có thể bắt gặp các dạng địa hình này ở Đông Phi, vùng núi Vosges của Pháp, vùng Basin và Range ở phía Tây Bắc Mỹ và vùng thung lũng sông Rhine.

Dạng núi khối tảng

Dạng núi khối tảng

Núi lửa

Các núi lửa được hình thành khi một mảng này bị hút chìm bên dưới mảng khác hay hình thành ở các sống núi giữa đại dương hoặc điểm nóng. Ở độ sâu khoảng 100km, đá bị nung chảy làm tạo thành macma, các dòng macma này tràn lên trên bề mặt, từ đó thường tạo thành các núi lửa như núi lửa hình khiên, hay núi lửa tầng.

Ví dụ: như Núi Phú Sĩ ở Nhật Bản, núi Pinatubo ở Philippines,….

Ngoài ra, núi còn được phân loại theo độ tuổi thì có núi già và núi trẻ. Cụ thể:

Núi già và núi trẻ khác nhau thế nào?

Để hiểu rõ được sự khác nhau giữa núi già, núi trẻ là gì chúng ta có bảng so sánh như sau:

Tiêu chí Núi già Núi trẻ
Đặc điểm hình thái

– Núi già có độ cao thấp và dễ bị bào mòn

– Đỉnh tròn, sườn thoải với các thung lũng rộng

– Độ cao của núi trẻ thường lớn, ít bị bào mòn

– Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng cao

Thời gian hình thành – Hàng trăm triệu năm – Vài chục triệu năm
Màu sắc – Vàng, da cam – Đỏ, nâu thẫm

Tên các núi ở Việt Nam

Ở Việt Nam có rất nhiều dãy núi, điển hình nhất là các dãy núi sau đây:

  • Dãy Hoàng Liên Sơn: đây là dãy núi cao nhất của Việt nam với đỉnh Fansipan
  • Dãy Trường Sơn: Đây là dãy núi dài nhất của Việt Nam, được kéo dài từ Bắc Trung Bộ đến Tây Nguyên ra tận biển
  • Núi Tam Đảo, Vĩnh Phúc
  • Núi Ba Vì: Đây là đỉnh núi cao nhất tại Hà Nội
  • Núi Bà Đen, Tây Ninh: Đây là ngọn núi cao nhất tại Nam Bộ
  • Vùng Bảy núi, An Giang
  • Núi Ngọc Linh: đây là núi cao nhất tại miền Trung.
Đỉnh núi Fansipan được xem là “Nóc nhà Đông Dương”

Đỉnh núi Fansipan được xem là “Nóc nhà Đông Dương”

Với những chia sẻ được chúng tôi mang tới trên đây đã giúp bạn đọc trả lời được cho câu hỏi núi là gì, cũng như đặc điểm phân loại và cách hình thành nên núi. Qua đó giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về dạng địa hình này!

Bài viết liên quan