Thuỷ canh là gì? Ưu – nhược điểm của trồng rau thủy canh

29 Tháng Năm, 2023 106 Tuyentb

Thủy canh là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng hiện nay khi trồng rau. Với thủy canh, dinh dưỡng sẽ được chuyển hóa dưới dạng lỏng để cây hấp thụ trong quá trình phát triển mà không cần sử dụng đất làm môi trường sống cho cây.. Vậy, thủy canh là gì? ưu -nhược điểm, lợi ích và tác hại của trồng rau thủy canh là gì? Tất cả sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây của sieusach.info

Thuỷ canh là gì? Thủy canh tiếng Anh là gì?

Thủy canh có tên gọi tiếng anh là Hydroponic, là một kỹ thuật trồng cây ở trong môi trường dung dịch dinh dưỡng. Hiểu đơn giản đó là việc trồng cây trong nước. Thủy canh còn được biết đến với tên gọi trồng cây trong dung dịch, trồng cây trong nước, trồng cây không cần đất,…kỹ thuật này không dùng đất mà trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng hoặc giá thể mà không phải là đất. Các giá thể trồng thuỷ canh có thể là cát, trấu, vỏ xơ dừa,…

Thủy canh là một trong những phương pháp trồng rau phổ biến hiện nay

Thủy canh là một trong những phương pháp trồng rau phổ biến hiện nay

Phương pháp thủy canh được đánh giá là phương pháp trồng cây hiện đại nhất hiện nay. Điểm đặc biệt của phương pháp này là dù không sử dụng đất nhưng vẫn đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết để cây phát triển, hạn chế được sâu bệnh, phát triển khỏe mạnh.

Mô hình thủy canh có nguyên lý hoạt động chính đó là sử dụng nước để làm dung môi cung cấp dưỡng chất, khoáng chất để cây trồng sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ ánh sáng cần thiết để quá trình hô hấp và quang hợp được diễn ra tốt nhất.

Phân loại hệ thống thủy canh

Dựa trên đặc điểm dung dịch dinh dưỡng khi trồng thủy canh, hệ thống thủy canh được chia làm các loại sau

Hệ thống thủy canh tĩnh

Là việc sử dụng dung dịch dinh dưỡng không chuyển động trong quá trình trồng cây. Người ta sẽ nhúng gần như toàn bộ phần rễ vào dung dịch. Hình thức thủy canh này thường gặp ở việc trồng rau thủy canh trong thùng xốp vì có mức chi phí thấp.

Hệ thống thủy canh tĩnh

Hệ thống thủy canh tĩnh

Hệ thống thủy canh tĩnh được thiết kế khá đơn giản, bao gồm:

–  Thùng chứa dinh dưỡng

–  Bè nổi được làm bằng các chất nhẹ để có thể nổi trên mặt nước như xốp. Bề mặt nối này được đặt ngay trên mặt dung dịch dinh dưỡng

–  Giá thể trồng cây

–  Máy sục khí: Do dung dịch trong hệ thống thủy canh tĩnh không chuyển động nên có thể dẫn đến rễ cây bị bí nên hệ thống sẽ cần có thêm máy sục khí.

Hệ thống thủy canh dạng bấc

Là hệ thống thủy canh đơn giản nhất. Nguyên lý hoạt động của hệ thống thủy canh dạng bấc giống như nguyên tắc của đèn dầu sử dụng bấc để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Đặt một đầu sợi bấc chìm trong dung dịch dinh dưỡng, đầu còn lại sẽ chạm vào rễ của cây. Sợi bấc sẽ thực hiện nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Hệ thống thủy canh hồi lưu

Hệ thống thủy canh hồi lưu

Hệ thống thủy canh hồi lưu

Khác với thủy canh tĩnh phần rễ luôn được chìm trong dung dịch thì mô hình này có thêm mô hình để điều khiển lượng dung dịch vào khay rồi rút ra theo một chu kỳ nhất định. Có như thế, bộ rễ của cây không phải lúc nào cũng ngập trong nước, tránh được tình trạng ngập úng và tạo được khoảng không để cây thở tự nhiên. Mô hình thủy canh đối lưu được ứng dụng khá phổ biến tại Việt Nam.

Mô hình thủy canh nhỏ giọt

Là mô hình thủy canh được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng và ưa chuộng. Hệ thống thủy canh nhỏ giọt có máy bơm, bơm dung dịch dinh dưỡng lên và nhỏ trực tiếp vào gốc của cây. Nước được nhỏ giọt, chậm theo chu kỳ. Dinh dưỡng sẽ từ từ trôi xuống rễ, phần dư sẽ ở lại bể chứa và tái sử dụng. Kỹ thuật thủy canh này thích hợp sử dụng để trồng cây thảo mộc, các loại hoa và một số loại cây ăn trái như cà chua, ớt, dưa chuột,…

Mô hình khí canh

Mô hình khí canh

Mô hình khí canh

Khí canh là hệ thống thủy canh kỹ thuật cao nhất giống như màng dinh dưỡng, chất trồng chủ yếu là không khí. Rễ phơi trong không khí và được phun sương bằng dung dịch dinh dưỡng. Việc phun sương được thực hiện được thực hiện vài phút. Qua đó, cây sẽ có đủ thức ăn, đủ nước uống và không khí để thở. Mô hình khí canh được sử dụng để trồng khoai tây.

Ưu – nhược điểm của trồng rau thủy canh

Ưu điểm của trồng rau thủy canh

  • Thích nghi dễ dàng với điều kiện trồng khác nhau: Do đặc tính không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hệ thống trồng nên bạn có thể trồng rau thủy canh ở bất kỳ vị trí, địa hình nào như trên tầng thượng, dưới tầng hầm,…
  • Tiết kiệm tài nguyên: Thủy canh sử dụng ít nước hơn rất nhiều so với canh tác bằng đất vì nước trong hệ thống thủy canh được tái sử dụng tuần hoàn. Trong khi canh tác truyền thống, nước đổ lên mặt đất và thấm vào đất, chỉ một lượng nước nhỏ được cây hấp thụ. Mô hình thủy canh cho phép nước được đưa sử dụng quay ngược lại hồ chứa, sẵn sàng tái sử dụng.
  • Năng xuất cao, chất lượng rau đồng đều: Nhờ việc kiểm soát được dinh dưỡng mà rau trồng trong hệ thống thủy canh cho năng suất cao, gấp 3-10 lần so với mô hình truyền thống. Chất lượng rau cũng vì thế mà đồng đều hơn.
Chất lượng rau tốt, đồng đều

Chất lượng rau tốt, đồng đều

  • Thời gian thu hoạch nhanh chóng: Chỉ cần 20-30 ngày là lứa rau thủy canh có thể thu hoạch.
  • Hạn chế rủi ro: Mô hình trồng rau thủy canh giúp hạn chế dịch bệnh, sâu bọ giúp giảm thiểu rủi ro cho người nông dân nhờ được áp dụng công nghệ cao và kiểm soát chặt chẽ qua nhiều khâu.
  • Bảo vệ môi trường: Trồng rau thủy canh không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các chất gây hại cho môi trường giúp bảo vệ môi trường tốt hơn.
  • Lợi nhuận cao: Rau thủy canh có chất lượng tốt nên giá bán sẽ cao hơn từ đó lợi nhuận thu được cũng sẽ cao hơn.

Nhược điểm của trồng rau thủy canh

  • Chi phí đầu tư lớn: Các dụng cụ trồng rau thủy canh đều là dụng cụ chuyên dụng nên sẽ có giá thành cao hơn so với mặt bằng chung. Nếu không có điều kiện tài chính tốt thì rất khó để mở rộng, đầu tư sản xuất.
  • Đòi hỏi kỹ thuật cao: Trồng rau thủy canh đòi hỏi kỹ thuật cao và chính xác ở từng bước, công đoạn. Do đó cần phải có kiến thức cơ bản về giống cây trồng cũng như các kỹ năng trồng rau thủy canh.
  • Sâu bệnh, vi khuẩn có hại lan nhanh: Một khi sâu bệnh, vi khuẩn xâm nhập vào khu vực trồng rau thủy canh thì sẽ lan rất nhanh. Chỉ trong một thời gian ngắn, sẽ có mặt trên toàn hộ hệ thống, ảnh hưởng tới chất lượng giống cây trồng.
  • Đảm bảo nguồn nước trồng rau thủy canh phải sạch, vô khuẩn.
  • Hạn chế loại cây trồng: Các mô hình thủy canh hiện nay thường phù hợp với các loại rau ăn lá, rau ăn quả và củ. Đối với loại cây lâu năm thì mô hình truyền thống vẫn luôn là sự chọn lựa phù hợp nhất.

Trồng rau thủy canh cần những gì? Các bước trồng rau thủy canh tại nhà

Trồng rau thủy canh tại nhà

Trồng rau thủy canh tại nhà

Sau khi biết được những lợi ích và tác hại của trồng rau thủy canh thì đã có không ít gia đình tận dụng ban công, sân thượng để trồng rau thủy canh, tự cung tự cấp cho gia đình. Trình tự trồng rau thủy canh tại nhà như sau:

Chuẩn bị trồng rau thủy canh

–  Hạt giống rau: Tùy theo nhu cầu mà bạn lựa chọn loại rau phù hợp. Nên mua các loại giống rau ở địa chỉ uy tín để đảm bảo tỷ lệ nở của hạt cao hơn.

–  Thùng xốp, thùng thủy canh chuyên dụng hoặc khay nhựa.

–  Cốc nhựa, rọ nhựa gieo hạt

 Chuẩn bị các cốc nhựa trồng rau thủy canh

–  Gói dinh dưỡng thủy canh đã được chuẩn hóa nồng độ

–  Giá thể gieo hạt: xơ dừa, đất sét nung,…

Cách trồng rau thủy canh tại nhà

–  Bước 1: Lấy nilon đen phủ kín đáy và thành khay nhựa, buộc dây chun, dây vải cho chắc chắn để tạo môi trường thủy canh cho rau.

–  Bước 2: Ngâm hạt giống vào nước ấm vài tiếng.

Ngâm hạt giống

Ngâm hạt giống

–  Bước 3: Khoét các lỗ vừa với cốc nhựa để chuẩn bị trên nắp thùng xốp để cây không bị úng nước. Trên cốc nhựa cũng cần đục vài lỗ nhỏ.

–  Bước 4: Lấy hỗn hợp giá thể xơ dừa và trấu trộn lẫn với nhau theo tỷ lệ 1:1 rồi đổ vào cốc đã dục. Chỉ đổ khoảng 2/3 cốc, rồi rải hạt giống đã ngâm vào.

Pha dung dịch dinh dưỡng loãng theo tỷ lệ 1 nắp dung dinh với 1 lít nước. Tiếp đó, lắc thật đều rồi đổ vào thùng xốp, khuấy đều. Mực nước cách miệng thùng ít nhất là 2 cm.

–  Bước 5: Đặt hạt giống vào từng ô nhỏ trên nắp thùng xốp, đặt nắp hộp có sẵn vào rọ nhựa đã gieo hạt lên hộp xốp đã được pha dung dịch trước đó để đảm bảo đáy rọ nhựa ngập trong dung dịch từ 1-2 cm.

Sau vài ngày hạt giống sẽ lên mầm

Sau vài ngày hạt giống sẽ lên mầm được trồng vào từng rọ nhựa

Chăm sóc và thu hoạch rau thủy canh

Hàng ngày, cho rau tiếp xúc với ánh nắng từ 3-5 giờ. Không được để rau tiếp xúc với mưa vì sẽ làm loãng dinh dưỡng ở trong nước. Cần phải chú ý đến mực nước ở trong ống, không được để mực nước thấp hơn rễ và cần phải thêm nước, dinh dưỡng vào. Thường xuyên tỉa lá hư, còi cọc để rau luôn xanh tốt, bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây.

Thường xuyên kiểm tra, loại bỏ lá rau bị hư

Thường xuyên kiểm tra, loại bỏ lá rau bị hư

Các loại rau như rau muống, rau mồng tơi, rau dền,…có thể thu hoạch được nhiều lần. Vì thế, khi cắt bạn nên để lại mầm để rau tiếp tục phát triển.

Hy vọng rằng, các thông tin có trong bài viết “Thuỷ canh là gì? Ưu nhược điểm và lợi ích các mô hình thuỷ canh” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Truy cập sieusach.info để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Bài viết liên quan