Tính từ là gì – Tiếng việt 4? Phân loại, ví dụ về tính từ

26 Tháng Chín, 2022 106 HienNguyen

Tính từ là phần ngữ pháp cơ bản những đóng vai trò quan trọng trong cả tiếng Việt và tiếng Anh. Vậy bạn đã hiểu rõ tính từ là gì cũng như cách sử dụng nó như thế nào chưa? Hãy cùng sieusach.info tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Tính từ là gì – Tiếng việt 4? Cho ví dụ?

 tinh-tu-trong-tieng-viet-la-gi

Tính từ trong tiếng Việt

Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động hay trạng thái… nào đó. Như vậy, thông qua tính từ mà người đọc có thể dễ dàng hình dung ra được đặc điểm cũng như tính chất, trạng thái của đối tượng đang được nói đến.

Tính từ là từ loại có khả năng giúp cho câu văn trở nên gợi hình và gợi cảm hơn.

Ví dụ: xanh, đỏ, dài, ngắn…

Phân loại tính từ lớp 4?

  • Tính từ chỉ đặc điểm

tinh-tu-chi-dac-diem

Tính từ chỉ đặc điểm

Đây là loại tính từ được dùng để mô tả nét đặc trưng riêng của sự vật, hiện tượng nào đó. Bằng cách mô tả này mà người nghe có thể dễ dàng hình dung được sự khác biệt về hình dáng, màu sắc, mùi vị và các đặc điểm khác. 

Ví dụ: đỏ, nâu, tam giác, vuông, tròn, dài, trong suốt, đặc…

  • Tính từ chỉ chất

Đây cũng là những tính từ được dùng để chỉ đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng nào đó. Tuy nhiên, điểm khác biệt chính là loại tính từ chỉ chất này bao gồm cả tính chất xã hội hay hiện tượng cuộc sống thiên nhiên. 

Tính từ chỉ chất chủ yếu được dùng để bày tỏ đặc điểm, tính chất bên trong – những thứ mà chúng ta khó có thể sờ, nắm được mà phải thông qua phân tích, quan sát cũng như tổng hợp mới có thể biết được.

Ví dụ: hư, ngoan, tốt, xấu, nông cạn…

  • Tính từ chỉ trạng thái

Tính từ chỉ trạng thái là những tính từ nêu rõ nhất về tất cả các trạng thái của con người, sự vật hay hiện tượng.

Ví dụ: vui, buồn, đau, bất tỉnh, ốm, yên tĩnh, ồn ào…

  • Tính từ tự thân

tinh-tu-tu-than

tính từ tự thân

Tính từ tự thân là những từ mà bản thân nó vốn dĩ đã là một tính từ và nếu đứng một mình thì người đọc vẫn biết được đó là tính từ. Loại tính từ này thường không cần những từ khác bổ nghĩa và hỗ trợ chúng.

Bên cạnh đó thì tính từ tự thân thường dùng để mô tả hình dáng, màu sắc, mùi vị, kích thước… của sự vật hay hiện tượng cụ thể.

Ví dụ:

– Tính từ chỉ mùi vị: ngọt, bùi, đắng, cay, thơm, thối, chua, tanh, nồng…

– Tính từ chỉ màu sắc: đỏ, cam, vàng, tính, xanh, hồng, đen…

– Tính từ chỉ âm thanh: lao xao, ồn ào, thánh thót, trầm bổng…

– Tính từ chỉ kích thước: dày, dài, mỏng, ngắn, rộng, cao…

– Tính từ chỉ lượng: nặng, nhẹ, đông đúc, sầm uất, vắng vẻ…

– Tính từ chỉ hình dáng: tròn, méo, vuông, cong, thẳng…

– Tính từ chỉ phẩm chất con người: tốt, xấu, nhút nhát, nhỏ mọn, kiên cường, hòa đồng…

  • Tính từ chỉ mức độ trong tiếng Việt

Là những tính từ mà chúng ta dùng để thể hiện mức độ diễn ra của một hành động hay sự việc nào đó trong câu. 

Ví dụ: nhanh, chậm, xa, gần, lề mề…

Chức năng của tính từ là gì?

Thông thường thì tính từ được kết hợp với động từ, danh từ để bổ sung ý nghĩa về mặt tính chất, đặc điểm và mức độ cho câu. Trong câu thì tính từ có các chức năng sau:

chuc-nang-tinh-tu

Chức năng của tính từ

  • Tính từ làm vị ngữ trong câu và bổ sung ý nghĩa cho danh từ

Chức năng bổ nghĩa cho danh từ chính là một trong những chức năng quan trọng và cơ bản nhất của tính từ. Nó giúp cho người đọc, người nghe có thể hiểu rõ về sự vật, sự việc đang được nói đến.

Ví dụ: “Quyển sách này rất hay” thì tính từ “hay” được sử dụng để bổ nghĩa cho danh từ “quyển sách”.

  • Tính từ làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu

Khi sử dụng làm chủ ngữ thì tính từ sẽ đứng ở đầu câu. Vậy sau tính từ là gì? Trong trường hợp này thì sau tính từ chính là vị ngữ.

Ví dụ: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư là những phẩm chất quan trọng con người”. Trong câu này thì cụm tính từ “Cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư” đóng vai trò là chủ ngữ.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến tính từ là gì? Hy vọng có thể giúp bạn sử dụng linh hoạt loại từ này trong cả văn viết và văn nói.

Xem them:

Bài viết liên quan