Chạnh lòng nghĩa là gì? Nguyên nhân và cách thoát khỏi sự chạnh lòng

25 Tháng Tám, 2023 106 Tuyentb

Trong cuộc sống mỗi người đều trải qua những lần cảm thấy chạnh lòng bởi lời nói hay hành động của ai đó. Vậy chạnh lòng là gì? Nguyên nhân và tác hại của sự chạnh lòng là gì? Làm sao để thoát khỏi sự chạnh lòng?. Cùng sieusach.info tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Chạnh lòng nghĩa là gì?

Chạnh lòng là một cảm xúc khi con người ở trong trạng thái cô đơn, tiếc nuối, có nhiều tâm sự…thì chỉ cần một yếu tố tác động nhỏ cũng khiến họ cảm thấy buồn tủi, chạnh lòng.

Chạnh lòng là cảm xúc cô đơn, tiếc nuối của con người

Chạnh lòng là cảm xúc cô đơn, tiếc nuối của con người

Ví dụ: Nhìn gia đình họ tươi cười hạnh phúc bên nhau, tôi cũng chạnh lòng thương cho chính mình.

Bên cạnh đó, chạnh lòng cũng được hiểu là sự chán nản, u buồn khi nghe ai đó bàn tán, nói xấu, nói những điều không hay về mình.

Ví dụ: Họ nói xấu cô ấy là đứa trẻ không có cha, điều này khiến cô ấy thấy chạnh lòng và rất buồn.

Trong tình yêu chạnh lòng là cảm xúc tiêu cực, khi mối quan hệ giữa 2 người không được như mong muốn, cảm thấy bị tổn thương, bị bỏ rơi, không được đối phương quan tâm đến hay bất an, hoang mang về tương lai.

Ví dụ: Ngày lễ phụ nữ, thấy bạn trai người ta tặng quà chúc mừng mà Lan cảm thấy chạnh lòng.

Nguyên nhân chạnh lòng là gì?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến con người ta cảm thấy chạnh lòng. Việc tìm hiểu nguyên nhân, cảm xúc của mình sẽ giúp bạn hiểu rõ gốc rễ của vấn đề và tìm ra được các giải pháp phù hợp để ngăn sự chạnh lòng trong tương lai. Dưới đây là một số nguyên nhân sự chạnh lòng có thể kể đến như:

Sự cô đơn, lẻ loi

Thời khắc chập choạng tối, khi đèn đường bắt đầu lên và tỏa ra ánh sáng mờ ảo. Đó có thể là lúc bạn cảm thấy một mình lẻ loi và cô đơn giữa phố đông người tấp nập. Bỗng dưng bạn cảm thấy chạnh lòng khi tan làm, ai cũng vội vã về nhà thật nhanh. Nhưng bạn lại chỉ có một mình về căn phòng nhỏ và không ai đợi chờ.

Cô đơn lẻ loi khiến người ta cảm thấy chạnh lòng

Cô đơn lẻ loi khiến người ta cảm thấy chạnh lòng

Hay có những ngày bạn cảm thấy ốm, kiệt sức, bạn chỉ thui thủi một mình ở thành phố xa lạ. Không có ai quan tâm, hỏi han bạn, mọi người xung quanh đều lạnh nhạt với bạn. Bạn cảm thấy thế giới này thật không công bằng, ai cũng may mắn có người bên cạnh, còn bản thân bạn thì không.

Đôi khi chính sự cô đơn, sự vô tâm của những người xung quanh gây nên nguyên nhân chạnh lòng của mỗi người.

Tình yêu không có sự quan tâm

Khi tình yêu xuất phát từ một phía, không có sự quan tâm dành cho nhau thì thứ tình cảm đó sẽ không có được sự hồi đáp. Khi yêu con người ta có thể vì những điều nhỏ nhặt mà hạnh phúc, nhưng cũng vì những thứ vụn vặt mà đau lòng. Bao nhiêu sự yêu thương, tâm ý đều dành cho đối phương. Nhưng họ lại chẳng mảy may đáp lại chân tình. Điều này khiến nhiều người thường thấy chạnh lòng trong tình yêu của mình.

Nghe lời nói không hay của người khác về mình

Với những người sống nội tâm họ thường xuất hiện cảm giác chạnh lòng. Khi họ vô tình nghe được những lời nói, lời bàn tán không hay về mình từ những người họ cho là thân thiết. Họ sẽ cảm thấy u buồn, chán nản và có chút chạnh lòng nhiều hơn là cảm giác khó chịu, tức giận.

Tác hại của chạnh lòng

Có thể thấy cảm giác chạnh lòng sẽ xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống của mỗi người. Thời gian và tần suất xuất hiện còn tùy thuộc vào từng người. Thế nhưng nếu con người dễ chạnh lòng và mãi “chìm đắm” trong đó sẽ gây đến nhiều tác hại tiêu cực. Cụ thể:

  • Khiến bạn luôn sống trong sự cô đơn, lo lắng, lúc nào cũng buồn chán. Nếu tình trạng kéo dài có thể dẫn đến mất ngủ, suy nhược thần kinh, gây ra các bệnh lý về tâm thần.
Cảm xúc chạnh lòng quá lâu sẽ khiến bạn mất cân bằng cuộc sống

Cảm xúc chạnh lòng quá lâu sẽ khiến bạn mất cân bằng cuộc sống

  • Gây ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, học tập vì cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, u buồn.
  • Gây tâm lý so sánh, ghen ghét, đố kỵ, này sinh nhiều tính xấu…vì thấy người khác có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn mình.

Làm sao để thoát khỏi sự chạnh lòng?

Sau khi đã tìm hiểu về ý nghĩa của chạnh lòng là gì, nguyên nhân và tác hại của sự chạnh lòng. Chắc chắn bạn sẽ không muốn bản thân phải rơi vào những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống đúng không? Vậy cách để thoát khỏi chạnh lòng như thế nào? Tham khảo nội dung dưới đây nhé.

Nhận thức sự ảnh hưởng của việc chạnh lòng

Cảm xúc u buồn, lo lắng hay nảy sinh sự ghen ghét, đố kỵ không chỉ khiến tinh thần bạn xuống dốc; mà còn khiến người xung quanh bạn cũng vậy. Dần dần những người xung quanh bạn bắt đầu tránh bạn bởi họ cảm thấy ở bên bạn không còn sự thoải mái. Do đó, bạn cần nhận thức được sự ảnh hưởng đó, kiểm soát tâm trạng và thay đổi nó.

Nhận thức rõ về chạnh lòng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn

Nhận thức rõ về chạnh lòng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn

Biết chấp nhận cảm xúc tiêu cực của chính mình

Trong cuộc sống chúng ta buộc phải cảm nhận rất nhiều cảm xúc khác nhau. Cố gắng trở lên lạc quan khi bạn ở thời điểm khó khăn sẽ khiến bạn phải đè nén cảm xúc thực sự xuống. Điều này sẽ không tốt cho bạn bởi những cảm xúc buồn chắc chắn sẽ quay trở lại vào thời gian sau này.

Sự chạnh lòng gắn liền với những điều tiêu cực, hãy cho phép bản thân cảm thấy điều đó. Điều này sẽ giúp bạn kết nối được cảm xúc của mình và dần dần sẽ không có cảm giác chạnh lòng sau này nữa.

Thay đổi những câu hỏi mà bạn luôn tự hỏi bản thân

Thực tế, chúng ta luôn tự hỏi bản thân vô số các câu hỏi khi chạnh lòng như: “Tại sao cô ấy lại đối xử tệ với tôi như vậy?”, “Tại sao chuyện này luôn xảy ra với tôi”…Và ngay lập tức tâm trí của bạn sẽ có câu trả lời như: “Bởi vì cô ấy không thích mày, bởi vì mày chưa đủ tốt…”.

Bất cứ câu hỏi “tại sao” sẽ khiến bạn dễ bị mắc kẹt trong tình huống hiện tại như một nạn nhân. Do đó hãy thay đổi câu hỏi “tại sao” bằng “như thế nào” “cái gì” “khi nào”. Ví dụ: “Làm như thế nào để có thể thay đổi được điều này?”, “Tôi có thể làm gì để có kết quả khác đi?”….

Khi bạn thay đổi chất lượng câu hỏi bạn sẽ thấy mình trở nên mạnh mẽ hơn dù cho người khác có hành động như thế nào cũng không làm ảnh hưởng đến bạn.

Học cách quản lý stress

Stress là một trong những yếu tố khiến chúng ta trở nên dễ chạnh lòng. Khi có quá nhiều việc ập đến với bạn, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chạnh lòng vì phải một mình gánh vác tất cả.

Học cách quản lý và giải tỏa cảm xúc bằng cách làm những việc yêu thích

Học cách quản lý và giải tỏa cảm xúc bằng cách làm những việc yêu thích

Chính vì vậy, việc quản lý stress sẽ giúp bạn hạn chế được những cảm xúc tiêu cực. Bạn có thể giải tỏa áp lực bằng cách gặp gỡ bạn bè, nghe nhạc để thư giãn, tập thể dục tăng cường sức khỏe…

Ghi nhận điều tốt đẹp trong cuộc sống

Cách nhanh nhất để thoát khỏi sự chạnh lòng đó là hãy luyện tập, tập chung vào cái tốt. Bạn có thể ghi lại từ 3-5 điều tốt đẹp trong cuộc sống của mình và cố gắng ghi lại những điều khác nhau mỗi ngày. Từ những điều đơn giản này sẽ giúp bạn không còn chìm đắm trong những suy nghĩ tiêu cực và dần trở nên tích cực hơn.

Học cách trở nên can đảm và tử tế với chính mình

Học cách can đảm để có thể nhìn nhận ra trách nhiệm của mình trong mỗi vấn đề xảy ra, đó là cách để bạn có thể thay đổi bản thân một cách bền vững. Từ đó, bạn có thể nhận thức bản thân cần phải cải thiện, thay đổi như thế nào trong những lần tới.

Bên cạnh đó, hãy tử tế với bản thân, quan sát và để ý đến cảm xúc của chính mình. Khi đó, bạn sẽ thấy sự chạnh lòng sẽ dần giảm xuống và sự mạnh mẽ sẽ tăng lên.

Với bài viết về chạnh lòng là gì, nguyên nhân và cách thoát khỏi sự chạnh lòng mà chúng tôi đã chia sẻ. Mong rằng những gợi ý trên đây sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để bạn có thêm nhiều niềm tin, tìm kiếm được hạnh phúc trong cuộc sống của mình.

Xem thêm:

Bài viết liên quan