Tìm hiểu: Nhân chi sơ tính bản thiện nghĩa là gì?

16 Tháng Mười Một, 2023 106 Tuyentb

Tư tưởng và đạo lý về “nhân chi sơ tính bản thiện” vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, đặc biệt là trong việc giáo dục con người về nhân cách. Vậy nhân chi sơ tính bản thiện là gì? Đạo lý này có ý nghĩa như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về câu nói này trong bài viết sau đây.

Nhân chi sơ tính bản thiện là gì?

Nhân chi sơ tính bản thiện hay nhân chi sơ tính bổn thiện là một tư tưởng của Khổng Tử (người sáng lập Nho giáo) và đã được Mạnh Tử là học trò của ông ghi chép lại, truyền đạt cho thế hệ sau. Theo đó, nhân chi sơ, tính bản thiện viết theo chữ Hán là: “人之初,性本善”. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ đi tìm hiểu nghĩa của từng từ, cụ thể:

Nhân chi sơ tính bản thiện là con người sinh ra đã có bản tính thiện lành

Nhân chi sơ tính bản thiện là con người sinh ra đã có bản tính thiện lành

Nhân chi sơ là gì?

  • Nhân 人  /rén/: Nghĩa là người.
  • Chi 之  /zhī/: Nghĩa là lúc.
  • Sơ 初 /chū/: Ban đầu, thừa đầu.

Vậy nhân chi sơ là để chỉ con người lúc ban đầu khi mới được sinh ra.

Tính bản thiện là gì?

  • Tính 性 /xìng/: Là chỉ nhân cách, bản tính của con người.
  • Bản (Bổn) 本 /běn/: Nghĩa là vốn có, vốn dĩ là.
  • Thiện 善 /shàn/: Chỉ sự lương thiện, sự hoàn hảo trong tính cách của con người.

Tính bổn thiện/ tính bản thiện được hiểu là bản tính của con người vốn dĩ là sự lương thiện.

Nhân chi sơ tính bản thiện là câu nói để chỉ con người khi sinh ra bản tính ban đầu vốn tốt lành và thiện lương. Khi lớn lên, có thể do ảnh hưởng của gia đình, xã hội mà tính tình thay đổi. Cho nên để tính ác không có điều kiện nảy sinh thì ngay từ khi còn nhỏ con người phải được giáo dục, rèn luyện, biết đúng sai mới giữ được tính lành.

Xem thêm:

Nguồn gốc câu nhân chi sơ tính bản thiện

Nhân chi sơ tính bổn thiện là bài học đầu tiên trong cuốn Tam Tự Kinh của Trung Quốc. Quyển sách này được viết bằng chữ Hán từ thời nhà Tống, đến thời Minh Thanh thì được bổ sung và hoàn thiện thêm.

Trong cuốn sách ghi lại những điều mà Khổng Tử đã giảng giải lại cho học trò của mình là Mạnh Tử. Cũng giống như thầy của mình, con đường làm quan của Mạnh Tử gặp phải nhiều trắc trở. Do đó, ông đã về quê ở ẩn và cùng các đệ tử biên soạn nên cuốn sách lập thuyết này.

Nhân chi sơ tính bản thiện được giải thích trong Tam tự kinh qua bốn câu nói đó là:

Nguồn gốc nhân chi sơ tính bản thiện từ cuốn Tam Tự Kinh của Trung Quốc

Nguồn gốc nhân chi sơ tính bản thiện từ cuốn Tam Tự Kinh của Trung Quốc

人之初,性本善
苟不教,性乃遷
性相近,习相远
教之道,貴以專

Dịch nghĩa:

  • Nhân chi sơ, tính bản thiện – 人之初,性本善, phiên âm là /rén zhī chū, xìng běn shàn/: Thửa đầu con người sinh ra đã có vốn thiện.
  • Cẩu bất giáo, tính nãi thiên – 苟不教,性乃遷, phiên âm /gǒu bù jiāo, xìng nǎi qiān/: Tính cách sẽ thay đổi nếu không được giáo dục.
  • Tính tương cận, tập tương viễn – 性相近,习相远, phiên âm là /xìng xiāng jìn, xí xiāng yuǎn/: Thói tục khiến tính cách vốn như nhau trở thành khác biệt.
  • Giáo chi đạo, quý dĩ chuyên – 教之道,貴以專, phiên âm /jiào zhī dào, guì yǐ zhuān/: Con đường chuyên chính chỉ có thể là giáo dục.

Qua 4 câu nói trên, Mạnh Tử đã nhắc đến các yếu tố bên ngoài xã hội đã làm ảnh hưởng đến bản tính của con người theo tùy hoàn cảnh phát triển khi nhắc đến nhân chi sơ tính bổn thiện.

Vì vậy, trong quá trình phát triển, trưởng thành, con người phải được dạy dỗ, rèn luyện trong môi trường tốt để giữ gìn, phát triển tính lành, không để phát sinh tính dữ.

Tuy nhiên, khác với Mạnh Tử, Tuân Tử – một nhà Nho đã nghiên cứu các tư tưởng của Khổng Từ lại có tư tưởng đối lập. Ông cho rằng là “nhân chi sơ tính bản ác” trong tiếng Trung là 人之初,性本恶. Học thuyết này của Tuân Tử cho rằng con người sinh ra đã có tính ác, có đầy đủ dục vọng như hám sắc, hám lợi…

Nếu không được dạy dỗ, giáo dục từ nhỏ trong môi trường tốt, bản tính ác sẽ phát sinh, tạo nên một xã hội hỗn loạn, người dân không an cư lạc nghiệp. Do đó, con người phải được giáo dục để biết “lễ” trong phép tắc, biết tốt xấu, biết học được lễ nghi đạo đức, sống biết kính trọng mọi người thì mới có thể điều chỉnh được bản tính vốn có.

Ý nghĩa của nhân chi sơ tính bản thiện

Ý nghĩa thứ nhất của tư tưởng học thuyết

Trong tư tưởng của Mạnh Tử ông lấy chữ “Nhân” làm trọng. Ông cho rằng: “Phải lấy dân làm trọng, sau đó là xã tắc rồi mới tới vua”. Bởi chỉ có nhân dân mới có thể bảo vệ vua, có được sự tín nhiệm của người dân thì xã tắc mới phồn thịnh. Nếu như vua không thực hiện lấy nhân làm chính thì sự bất mãn của dân sẽ dẫn đến những cuộc xung đột, tranh chấp và việc đổi vua là tất yếu.

Ý nghĩa tư tưởng học thuyết của Mạnh Tử lấy nhân làm trọng

Ý nghĩa tư tưởng học thuyết của Mạnh Tử lấy nhân làm trọng

Như vậy, có thể thấy học thuyết của Mạnh Tử là thiên về sự hòa bình, lấy nhân làm trọng, phản đối tranh chấp, đoạt quyền đoạt vị của các quan đại thần.

Ý nghĩa thứ hai của học thuyết

Tư tưởng thứ 2 của ông qua câu “nhân chi sơ tính bản thiện” đó tư tưởng về tính thiện của con người. Mạnh Tử cho rằng, con người sống trên đời phải có đức, có lòng yêu thương con người và không nên làm điều ác. Con người khi sinh ra bản tính vốn dĩ là thiện, lại có lòng trắc ẩn, biết kính trọng, biết xấu hổ, và biết thị phi.

Ý nghĩa thứ ba của học thuyết

Chữ “sơ” trong nhân chi sơ mang 2 nghĩa là sơ nguyên của con người hay là trẻ sơ sinh. Mọi sự trên đời này đều ở trạng thái “sơ” thì mong hướng đến sự hoàn hảo nhất là “thiện” trong hoàn thiện.

Vào thời Trung Quốc xưa, các học thuyết Mạnh Tử đã được đánh giá cao và đó là một bước ngoặt lớn trong tư tưởng của con người, được truyền bá, giới thiệu đến mọi người cho đến tận bây giờ.

Bài học từ câu nói “Nhân chi sơ, tính bản thiện”

Qua câu nói “nhân chi sơ tính bản thiện” ta thấy được rằng, con người sinh ra khởi đầu vốn bản tính lương thiện, tốt lành. Khi lớn lên, do ảnh hưởng bởi các yếu tố như con người, xã hội, môi trường khiến tính cách thay đổi, tính ác có thể phát sinh. Vì vậy, khi còn nhỏ cần phải được giáo dục, rèn luyện và giữ gìn để cuộc sống lành mạnh. Có như vậy, tính lành mới giữ được và phát triển để tiếng ác không có cơ hội nảy sinh.

Câu nói nhân chi sơ tính bản thiện mang đến nhiều bài học sâu sắc

Câu nói nhân chi sơ tính bản thiện mang đến nhiều bài học sâu sắc

Câu thành ngữ là một bài học rất sâu sắc không chỉ từ thời xưa mà cho đến bây giờ vẫn còn giữ nguyên giá trị. Do đó, tư tưởng của học thuyết này vô cùng quan trọng, trở thành một học thuyết chính thống của cả thời đại phong kiến khi đó. Dưới tiếp thu và không ngừng học hỏi từ nền văn hóa Hán, ở Việt Nam cũng đã áp dụng học thuyết này một cách rộng rãi trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình.

Mong rằng những chia sẻ mà chúng tôi đã tổng hợp về nhân chi sơ tính bản thiện là gì đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thành ngữ này. Qua đó, có thể giúp bạn hướng đến những điều ý nghĩa và thiện lương hơn trong cuộc sống của mình.

Bài viết liên quan